Khác với các chủ đề ASMR thông thường, video ASMR cùng các thí nghiệm hóa học đem tới những trải nghiệm âm thanh mới lạ hơn rất nhiều.
Bên cạnh những video ASMR truyền thống hiện nay, đã có không ít YouTuber tìm kiếm một cách thể hiện hoàn toàn khác. Jacob Strickling, một giáo viên khoa học người Úc đồng thời là chủ kênh YouTube Make Science Fun thường xuyên tạo các video khoa học nhỏ thú vị đã thử tạo một video ASMR thông qua một chiếc micro có độ nhạy lớn, nhằm ghi lại những âm thanh thú vị của phản ứng hóa học.
Ban đầu Jacob thả một mẩu canxi cacbua vào một chiếc cốc nhỏ chứa đầy nước. Phản ứng tạo ra khí axetylen. Sau đó các nhà khoa học dùng lửa để tương tác với lớp khí đang thoát ra ngoài. Ngay lập tức micro đã thu được tiếng nổ nhỏ của khí đốt.
Jacob thả một mẩu canxi cacbua vào một chiếc cốc nhỏ chứa đầy nước.
Ngoài ra, Jacob còn thử nhiều thí nghiệm khác với lửa và tạo ra những âm thanh hết sức thú vị.
ASMR là một dạng video đem tới cảm giác dễ chịu cho người nghe thông qua các âm thanh của mọi đồ vật được thu lại bằng những chiếc mic siêu nhạy. Mặc dù đã xuất hiện từ năm 2009 nhưng phải tới những năm gần đây, ASMR mới trở thành một trào lưu. Giờ đây có hàng trăm kênh chuyên về video ASMR và đa số đều là thu âm từ quá trình ăn các món ăn hoặc việc cọ xát các đồ vật. Nhiều người nghe âm thanh ASMR có cảm giác thư giãn, dễ chịu nhưng cũng có nhiều người cảm giác nổi da gà hoặc ớn lạnh khi nghe các âm thanh sột soạt trong tai.
Tuy nhiên ASMR đã được chứng minh là giúp người xem thư giãn nhờ các âm thanh sống động và kích thích thính giác. Hầu hết các nhà sáng tạo video ASMR đều muốn âm thanh phải thực sự rõ ràng nhưng đủ nhẹ nhàng để người nghe nó có thể thoải mái chìm vào giấc ngủ.
Do đó không ngạc nhiên khi nhiều video ASMR được sử dụng làm phương pháp chữa trị cho người mất ngủ.
Dưới đây là chi tiết màn thu âm các thí nghiệm phản ứng hóa học: