Không gian vũ trụ không thiếu những thế lực có thể tàn phá hành tinh nhỏ bé của chúng ta, từ những thiên thạch có khả năng phá hủy toàn bộ hệ sinh thái trên Trái đất đến những vụ nổ siêu tân tinh có thể xé nát cả hành tinh, nhưng có một thứ đáng sợ hơn tất cả, chúng có khả năng quét sạch mọi thứ đến gần, đó chính là lỗ đen vũ trụ. Liệu Trái đất khả năng bị nuốt chửng bởi một thứ khủng khiếp như vậy?
Lỗ đen là vật thể nguy hiểm nhất trong vũ trụ.
Một lỗ đen là một vật thể rất đặc khiến không gian và thời gian xung quanh nó bị bẻ cong. Không có bất cứ thứ gì đủ nhanh để có thể thoát khỏi lỗ đen kể cả ánh sáng. Vì vậy, lỗ đen được ví giống như cái máy hút bụi vũ trụ với công suất vô hạn, ngấu nghiến mọi thứ và không để lại gì trên đường đi của nó.
Với việc quan sát ảnh hưởng của chúng đối với không gian xung quanh chúng ta có thể suy đoán ra vị trí lỗ đen. Khi hành tinh gần một lỗ đen, trường hấp dẫn lớn sẽ ảnh hưởng đến quỹ đạo của chúng. Nếu chúng ta quan sát một số ngôi sao quay xung quanh một điểm trống rỗng thì rất có thể điểm đó là một lỗ đen. Mặt khác, ánh sáng đi qua đủ gần chân trời sự kiện sẽ bị lệch hướng, xảy ra một hiện tượng được gọi là thấu kính hấp dẫn làm cho hình ảnh xung quanh bị bóp méo.
Khi hành tinh gần một lỗ đen, trường hấp dẫn lớn sẽ ảnh hưởng đến quỹ đạo của chúng.
Lỗ đen nhỏ có có khối lượng lớn gấp 100 lần khối lượng của Mặt trời. Chúng được hình thành khi một ngôi sao lớn tiêu thụ hết nhiên liệu và sụp đổ và có thể có tới 100 triệu lỗ đen nhỏ chỉ trong thiên hà Milky Way. Với trường hấp dẫn lớn chúng có thể ảnh hưởng đến một hành tinh từ một khoảng cách xa. Nếu lỗ đen này đi sượt qua Hệ Mặt trời, quỹ đạo của Trái đất sẽ thay đổi đáng kể và để lại hậu quả thảm khốc.
Trong một thiên hà rộng lớn như thế này thì việc gặp phải một lỗ đen này là gần như không thể.
Vậy chúng ta có nên lo lắng không? Chắc là không. Mặc dù chúng có khối lượng lớn, các lỗ đen này chỉ có bán kính khoảng 300km hoặc nhỏ hơn. Trong một thiên hà rộng lớn như thế này thì việc gặp phải một lỗ đen này là gần như không thể.
Tiếp đến là lỗ đen siêu lớn với khối lượng gấp hàng triệu hoặc hàng tỷ lần Mặt trời và chân trời sự kiện có thể kéo dài hàng tỷ km. Những gã khổng lồ này phát triển đến tỷ lệ lớn bằng cách nuốt vật chất và hợp nhất với các lỗ đen khác. Lỗ đen siêu lớn không đi lang thang trong không gian, thay vào đó, chúng nằm ở trung tâm của các thiên hà.
Lỗ đen siêu lớn không đi lang thang trong không gian.
Hệ Mặt trời của chúng ta đang ở trong quỹ đạo ổn định với khoảng cách an toàn 25.000 năm ánh sáng, xung quanh một lỗ đen siêu lớn nằm ở trung tâm của thiên hà. Nhưng mọi thứ sẽ thay đổi nếu thiên hà của chúng ta va chạm với thiên hà khác, Trái đất có thể bị hút về gần trung tâm thiên hà và bị nuốt chửng.
Các nhà khoa học đã dự đoán trong vòng 4 tỷ năm tới, thiên hà chúng ta sẽ va chạm với Thiên hà Tiên nữ. Và đó là một khoản thời gian đủ dài để chúng ta hiểu hết về lỗ đen và tìm phương án ứng phó.