Với diện tích lên đến 22.000km2, Vườn Quốc gia Ruaha của Tanzania đích thực là khu bảo tồn lớn nhất Châu Phi.
Nhờ có sông Great Ruaha chảy qua mà Tanzania hình thành một hệ sinh thái hoang dã cực kỳ rộng lớn.
Dọc theo hai bên bờ sông Great Ruaha là những cánh đồng rộng mênh mông, xanh cây tốt cỏ. Từ các động vật ăn thịt quý hiếm như sư tử, báo hoa mai, báo săn... đến các loài ăn cỏ độc đáo như linh dương Waterbuck, linh dương Impala, trâu rừng, ngựa vằn, voi, hươu cao cổ... Ruaha đều có cả.
So với các khu bảo tồn nổi tiếng khác khác ở châu Phi, Ruaha nằm ở vị trí xa xôi hơn. Nhưng cũng nhờ đó, nó vẫn giữ được nguyên vẹn sự hoang sơ nguyên thủy. Chỉ tính riêng thực vật, vườn quốc gia này đã có đến ngoài 1650 loài. Ngoài ra, nó còn là nhà 580 loài chim, 80 loài động vật, và 10% sư tử trên thế giới. Rất dễ để thấy báo săn hay sư tử lang thang trên các đồng cỏ.
Nhưng chúng ta hãy tạm gác sự đa dạng của Ruaha lại, để gặp gỡ nhân vật chính vừa đáng yêu lại vừa đáng sợ: Cáo tai dơi.
Cáo tai dơi.
Cáo tai dơi (Otocyon megalotis) là một động vật thuộc họ Chó (canine). Chúng chỉ có đúng 2 quần thể riêng biệt, một sống ở khu vực phía Nam, còn một phân bố ở vùng Đông Phi.
Đặc trưng của nhà cáo tai dơi là đôi tai lớn, dài 13cm trong khi cả cơ thể mới chừng 55cm. Đôi tai ấy có viền màu đen, cực kỳ thính, có thể nghe được cả âm thanh của mối dưới lòng đất.
Cáo tai dơi có tai cực kỳ thính, nghe được cả âm thanh của mối dưới lòng đất.
Thức ăn chủ yếu của nhà cáo tai dơi là mối Hodotermes mossambicus, chiếm từ 80-90% khẩu phần hàng ngày. Nhưng nếu không kiếm được đủ loài mối này mà ăn, chúng cũng có thể xơi đỡ các loài mối khác, sâu bọ, côn trùng, thỉnh thoảng còn bắt luôn cả các loài chim, bò sát nhỏ.
Hầu hết cáo tai dơi đều sống trong các khu vực khô cằn, cỏ ngắn, cây bụi thấp. Chúng biết đào hang để tránh nắng gió, nhiệt độ lên xuống thất thường và đẻ con.
Nếu may mắn, bạn có thể thấy một hang cáo tai dơi có con non ở Ruaha. Tuy nhiên, để "bắt" được cái may mắn này cũng có chút vất vả. Đầu tiên, bạn phải tiếp cận khu vực có cáo tai dơi đào hang bằng cách đi bộ. Vì chúng rất nhút nhát nên bạn cũng phải di chuyển thật nhẹ nhàng, tránh đánh động.
Khi mặt trời chiếu những tia nắng đầu ngày trong trẻo xuống mặt đất cũng là lúc cáo tai dơi bố ra khỏi hang, thư thả tận hưởng sự ấm áp. Phải mất một thời gian khá lâu sau đó, đám con của nó mới rụt rè ló đầu ra ngoài.
Ở nhà cáo tai dơi là con đực chịu toàn bộ trách nhiệm chăm sóc con non.
Điều thú vị ở nhà cáo tai dơi là con đực chịu toàn bộ trách nhiệm chăm sóc con non. Cáo tai dơi cái sinh con năm một, sau khoảng thời gian mang thai chừng 60-70 ngày. Song kể từ lúc đẻ con, nó sẽ không làm thêm bất cứ điều gì ngoại trừ cho bú.
Từ chăm bẵm, di chuyển con non đến kiếm thức ăn bên ngoài nuôi chúng đều là nghĩa vụ của con bố. Phải từ 17 ngày tuổi, cáo tai dơi con mới ra khỏi hang. Sau khoảng 14-15 tuần bú sữa mẹ, chúng bắt đầu cùng cha mẹ đi kiếm ăn.
Bình thường, cáo tai dơi chỉ lo đi nhặt mối. Chúng thuộc loài có tính xã hội cao, thường sống theo cặp hoặc theo nhóm, đông nhất là 15 con/đàn. Sau khi no bụng, cả đàn cùng chơi đùa, liếm láp chải chuốt cho nhau.
Cáo tai dơi "khè" cả sư tử.
Tuy nhiên, khi phải đối mặt với nguy hiểm, chúng sẽ trở nên cực kỳ hung tợn, đến nỗi cả sư tử cũng phải chờn.
Trước mặt các loài săn mồi to lớn hơn, cáo tai dơi thường dựng lông, cụp tai và nhe nanh. Chúng thể hiện một cách rõ ràng là luôn sẵn sàng chống trả đến cùng, và thật sự "dám nói dám làm".
Ngay cả khi đã bị thương trầm trọng, cáo tai dơi vẫn chống trả kịch liệt. Đôi khi, chúng còn chiến thắng vẻ vang. Và dù có thất bại đi nữa, chúng vẫn khiến kẻ thù thương tích đầy mình.