Loài mực mắt to mắt bé làm đau đầu giới khoa học suốt trăm năm

  •  
  • 1.680

"Mực mắt lác" có một mắt lớn màu vàng xanh, trong khi mắt còn lại trong suốt và có kích thước nhỏ hơn khá nhiều.

Mực Histioteuthis heteropsis còn được biết với cái tên là "mực mắt lác". Chúng có tên gọi như vậy bởi chúng sở hữu đôi mắt rất khác nhau cả về kích thước, màu sắc và chức năng.

Mực mắt lác
Mực Histioteuthis heteropsis hay còn gọi là "mực mắt lác".

Một mắt của chúng có màu vàng xanh với kích thước lớn, mắt còn lại thì có màu trong suốt với kích thước nhỏ hơn khá nhiều.

Nguyên nhân loài mực này có hai mắt khác nhau như vậy vẫn là một câu hỏi thách thức các nhà khoa học trong hơn 100 năm qua.

Các nhà nghiên cứu tại viện Thủy sinh Vinh Montery (MBARI) đã tiến hành phân tích những video về loài "mực mắt lác" được thu thập trong hơn 30 năm qua và phát hiện, chúng có xu hướng bơi nghiêng với mắt to hướng lên phía trên còn mắt nhỏ hướng xuống phía dưới.

Các nhà khoa học cho rằng, mắt lớn của mực mắt lác nhạy cảm với ánh sáng nên thường hướng lên phía trên, nơi nó nhận được nhiều ánh sáng Mặt trời hơn để tìm kiếm thức ăn, quan sát được những kẻ săn mồi bơi phía trên. Mắt nhỏ không nhạy cảm với ánh sáng nhưng có thể phát hiện những tín hiệu phát quang sinh học, giúp chúng phát hiện được những kẻ săn mồi ẩn nấp bên dưới biển sâu.

Jon Ablett, quản lý cấp cao về động vật thân mềm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, nói rằng: “Đó là minh chứng thú vị về cách chúng tồn tại giữa hai môi trường sống rất khác nhau".

Loài mực này không còn lạ lẫm gì trong giới khoa học, và nó một đoàn nghiên cứu bắt gặp gần đây trong chuyến thám hiểm quanh các đảo Ascension và Saint Helena ở Đại Tây Dương. Chúng còn có tên khác là mực đá quý khi toàn thân lấp lánh những đóm đỏ màu hồng ngọc khi được soi đèn UV.

Các chấm đỏ trên thân mực là cơ quan phát sáng, được gọi là tế bào phát quang.
Các chấm đỏ trên thân mực là cơ quan phát sáng, được gọi là tế bào phát quang. (Ảnh: Kate Thomas/Đại học Duke).

James Maclaine, người phụ trách cấp cao về loài cá tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, cho biết chưa có nhà khoa học nào thử chiếu tia UV lên động vật dưới biển sâu. Ông Maclaine phát hiện rằng một số loài khác có đốm phát sáng màu đỏ như cả mực đá quý và cá rắn viper; còn một số loài, chẳng hạn cá đèn lồng thì không.

Các chấm đỏ là cơ quan phát sáng, được gọi là tế bào phát quang, phát ra ánh sáng xanh khi con mực đang bơi ở độ sâu hàng trăm mét dưới nước. Vì không có tia UV dưới biển sâu, nên các tế bào phát quang không phát sáng màu đỏ trong môi trường tự nhiên.

"Mực mắc lác" có thể sử dụng các tế bào phát quang để phát sáng che đi cái bóng của chính nó. Việc các tế bào nhấp nháy cũng có thể là một hình thức giao tiếp của mực và thu hút bạn tình hoặc để dụ con mồi.

Cập nhật: 09/10/2024 Theo VNE/Zing
  • 1.680