Về lịch sử tiến hóa của loài người, ý kiến của hầu hết các chuyên gia đại khái như sau: Cách đây 6,5 triệu đến 5,5 triệu năm, ở đâu đó trong một khu rừng ở Đông Phi, có một loại vượn người tương tự như tinh tinh. Một số hậu duệ của nó ở lại rừng và cuối cùng tiến hóa thành hắc tinh tinh và tinh tinh lùn; nhưng một số hậu duệ khác đã rời khỏi rừng và di cư đến đồng cỏ - nhánh này hình thành dòng dõi loài người cổ đại của chúng ta.
Theo ý kiến đó, con người cổ đại đã thích nghi với môi trường mới, điểm rõ ràng nhất là họ tiến hóa để đi bằng hai chân để thích hợp với môi trường đồng cỏ. Khoảng 4 triệu năm trước, một nhóm thành công được gọi là Australopithecus (Chi Vượn người phương nam) đã xuất hiện trong cây tiến hóa của những loài người cổ đại.
Tinh tinh là một trong những sinh vật gần gũi nhất với con người.
Khoảng 2 triệu năm trước, một số loài Australopithecina (hay Hominina là một loài phụ trong bộ tộc Hominini), tương đối giống với loài vượn lớn, đã trải qua một cuộc biến đổi quan trọng. Bộ não trở nên lớn hơn và chân dài hơn, và những con người "thực sự" đầu tiên xuất hiện.
Homo erectus là một trong những loài người sơ khai này. Với bộ não tương đối lớn và đôi chân dài, nó đã "bước ra khỏi" Châu Phi và trở thành người cổ đại đầu tiên di cư khỏi Châu Phi. Loài này tiếp tục phát triển bộ não lớn hơn theo một cách rõ ràng. Trong khoảng 1 triệu năm tiếp theo, có một số làn sóng di cư với số lượng lớn hơn và mang theo não bộ ngày càng phát triển đã rời khỏi Châu Phi.
Một trong những làn sóng này có khả năng đã dẫn đến sự trỗi dậy của người Neanderthal, người ta thường tin rằng người Neanderthal là một nhánh duy nhất của quá trình tiến hóa, chứ không phải là tổ tiên của loài người ngày nay.
Nhưng những người cổ đại ở lại Châu Phi sau đó sau những làn sóng di cư đó đã tiến hóa thành loài của chúng ta - Homo sapiens. Khoảng 60.000 năm trước, người Homo sapiens cũng bắt đầu di cư khỏi Châu Phi.
Người Homo sapiens có thể đã gặp gỡ người Neanderthal, và cuộc gặp gỡ giữa hai loài này thậm chí có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự tuyệt chủng của người Neanderthal. Tuy nhiên, kể từ khi nghiên cứu về hóa thạch và DNA của người Neanderthal vào thế kỷ 20 cho thấy cả hóa thạch và DNA của loài này đều không có các đặc điểm tương tự như Homo sapiens, nên thời điểm đó giới khoa học vẫn chưa thể biết được liệu hai loài này đã từng giao phối chéo với nhau hay chưa.
17 năm sau, vào năm 2017, gần như tất cả các giả định này đều rơi vào bế tắc. Thông qua những nghiên cứu có thể thấy, tổ tiên chung cuối cùng của chúng ta và tinh tinh có thể không giống như loài tinh tinh hiện đại. Thời gian chúng ta và loài tinh tinh tách ra khỏi cây tiến hóa có thể sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Con người cổ đại có thể đã bước đi bằng hai chân và rời bỏ môi trường sống trên cây từ sớm hơn rất nhiều so với những lập luận trước đó. Australopithecina có thể không tiến hóa thành con người "thực sự" như chúng ta từng tưởng tượng - nhưng thật bất ngờ, chúng có thể di cư ra khỏi Châu Phi và tiến hóa thành loài người có thân hình nhỏ bé như người Hobbit ở Indonesia.
Rõ ràng là loài người có bộ não nhỏ đã cùng tồn tại với các loài có bộ não lớn hơn, và thậm chí có thể đã cùng tồn tại với loài của chúng ta.
Nguồn gốc của loài người vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi ngày nay.
Loài của chúng ta tiến hóa đầu tiên ở đâu? Trong số tất cả các mối quan tâm của nhân chủng học, vấn đề này là một trong những cuộc tranh cãi kéo dài nhất trong lịch sử loài người.
Có một trường phái cho rằng bằng chứng hóa thạch cho thấy con người hiện đại đã xuất hiện ở Châu Phi trong một thời kỳ tương đối gần đây. Sau đó, loài này di cư và lan rộng khắp hành tinh, thay thế các quần thể của các thành viên trước đó trong chi Homo, bao gồm cả người Neanderthal. Đây cũng là quan điểm mà hầu hết mọi người ngày nay đều đồng ý - được gọi là giả thuyết "Recent African origin of modern humans".
Nhưng có một trường phái khác cho rằng con người hiện đại xuất hiện gần như đồng thời ở Châu Phi, Châu Âu và Châu Á. Khoảng 1 triệu năm trước, Homo erectus đã di cư từ Châu Phi và phân bố ở hầu hết mọi nơi trên hành tinh của chúng ta rồi sau đó đồng loại tiến hóa thành loài của chúng ta- đây được gọi là "giả thuyết đa nguồn gốc". Trong số những người ủng hộ lý thuyết này có cả Milford Wolpoff của Đại học Michigan, Ann Arbor và Alan Thorne của Đại học Quốc gia Úc ở Canberra - người đã qua đời vào năm 2012.
Cho dù trong mô hình tiến hóa về nguồn gốc của người Homo sapiens hiện đại, hay trong dự đoán về bản chất của mẫu hóa thạch, thì đều có những sự khác biệt rất lớn giữa hai giả thuyết này.
Theo "Recent African origin of modern humans", tất cả các quần thể người hiện đại đều có nguồn gốc từ cùng một quần thể nguyên thủy ở Châu Phi. Và khi quần thể này di cư đến các khu vực khác trên thế giới sẽ khiến cho các đặc điểm giải phẫu từng tồn tại trên người Homo erectus trước đó hoặc các quần thể khác đã tiến hóa ở các vùng khác nhau trên thế giới biến mất. Nói cách khác, từ 1 triệu năm trước đến thế giới hiện đại, các đặc điểm giải phẫu từ hóa thạch của các loài người sẽ không có tính liên tục trên các khu vực cụ thể.
Ngược lại, mô hình đa nguồn gốc dự đoán rằng sẽ có sự liên tục trong các đặc điểm được phát triển ở mỗi khu vực. Ví dụ, mô hình này tin rằng dân số loài người hiện đại ở Trung Quốc đã tiến hóa trực tiếp từ những quần thể Homo erectus đã di cư đến Trung Quốc từ 1 triệu năm trước. Những quần thể nguyên thủy này đã tiến hóa theo thời gian, nhưng cũng giữ lại ít nhất một số đặc điểm ban đầu. Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho các quần thể ở các khu vực khác.
Trong nhiều năm, trọng tâm của sự tranh cãi là liệu có bằng chứng giải phẫu về tính liên tục của khu vực trong hồ sơ hóa thạch hay không. Nếu giả thuyết đa nguồn gốc là đúng, thì hóa thạch của người Homo erectus ở Trung Quốc sẽ có những đặc điểm giống với người Trung Quốc hiện đại, và hóa thạch người Châu Phi phải có những đặc điểm giống với người Châu Phi hiện đại. Những người ủng hộ giả thuyết đa nguồn gốc cho rằng đây là điều đã được khám phá. Họ tin rằng hóa thạch Homo erectus cổ đại ở Trung Quốc đã định hình trước các đặc điểm hình thái của người Trung Quốc hiện đại, chẳng hạn như khuôn mặt tương đối nhỏ, hình dạng phẳng và gò má nổi bật.
Tuy nhiên, những bằng chứng hóa thạch thời điểm đó vẫn luôn gây tranh cãi. Sau đó, từ những năm 1980, di truyền học cũng tham gia vào "chiến trường" này và dần xoay chuyển tình thế, và tình hình trở nên có lợi cho giả thuyết "Recent African origin of modern humans". Phát hiện quan trọng là tất cả con người hiện đại dường như có cùng dòng dõi với một nhóm dân số rất nhỏ sống ở Châu Phi cách đây 150.000 năm. Một loạt các nghiên cứu về cơ bản đã tiết lộ mô hình này. Tính đến đầu thế kỷ 21, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng vấn đề này đã được giải quyết.
Tuy nhiên, nhiều người theo đuổi giả thuyết đa nguồn gốc vẫn tiếp tục "chiến đấu" để bảo vệ lập trường của họ. Họ tin rằng các hóa thạch khác, chẳng hạn như hóa thạch người cổ đại ở Indonesia có tên "cô gái Java", nằm ở đâu đó giữa Homo erectus và Homo sapiens - điều này dường như ngụ ý rằng Homo erectus tại Indonesia đã tiến hóa thành Homo sapiens Indonesia.
Họ cũng cho rằng rằng con người đã lai với các loài khác (chẳng hạn như người Neanderthal) và tin rằng di truyền học đã tiết lộ một số dòng người trong kỷ Pleistocen, và tất cả các dòng dõi này có thể được lai với nhau, điều này phù hợp với giả thuyết đa nguồn gốc.
Không có gì ngạc nhiên khi những người ủng hộ "Recent African origin of modern humans" không đồng ý với ý kiến đó vì nếu theo mô hình của thuyết đa nguồn gốc thì người Neanderthal đã tiến hóa và dần trở thành người hiện đại, nhưng hồ sơ hóa thạch cho thấy không phải như vậy. Ngược lại, hồ sơ hóa thạch cho thấy người Neanderthal đã hoàn toàn biến mất.
Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, giả thuyết "Recent African origin of modern humans" đang phải đối mặt với một thách thức khác. Tại thời điểm này, những gì mọi người đang tranh cãi không phải là nguồn gốc của Homo sapiens, mà là nguồn gốc của toàn bộ chi Homo, một giai đoạn sớm hơn trong quá trình tiến hóa của chúng ta. Một số nhà nghiên cứu nổi tiếng đã chuyển sang tin rằng con người cổ đại có thể đã rời khỏi Châu Phi sớm hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ ban đầu, và họ đã trải qua một cuộc chuyển dịch tiến hóa quan trọng về phía bắc. Một số người thậm chí còn khẳng định rằng chi của chúng ta có thể đã xuất hiện đầu tiên ở lục địa Âu-Á thay vì Châu Phi. Nguyên nhân dẫn đến những ý kiến này chính là việc phát hiện ra hóa thạch của loài Homo Flores.
Các nhà khoa học tái tạo lại khuôn mặt của người Homo Flores.
Thế nhưng ngay từ đầu, thể trạng của người Homo Flores đã không phù hợp với bức tranh tiêu chuẩn về quá trình tiến hóa của loài người. Người ta từng cho rằng một số di vật được tìm thấy trên đảo Flores của Indonesia có niên đại khoảng 18.000 năm tuổi, điều này cho thấy rằng sau khi loài người cổ đại ngoại trừ loài của chúng ta bị tuyệt chủng thì người Homo Flores ít nhất đã tồn tại được 10.000 năm. Thế nhưng những nghiên cứu hiện đại lại cho thấy rằng các hóa thạch này có vẻ có niên đại từ 50.000 năm trước. Thể tích não của người Homo Flores là khoảng 420 cm khối, gần tương đương với 1/3 thể tích não của người hiện đại. Tuy nhiên, các công cụ bằng đá lại được tìm thấy cùng với xương của người Homo Flores cho thấy loài này có khả năng thực hiện các hành vi phức tạp.
Có rất nhiều đặc điểm nguyên thủy trong bộ xương của người Homo Flores bởi vậy giới khoa học lại đặt ra một vấn đề khác: Homo Flores có nguồn gốc từ những sinh vật nguyên thủy hơn cả Homo erectus. Trong số những sinh vật có thể là tổ tiên của Homo Florest thì Australopithecus được xếp hạng rất cao.
Hình ảnh tái tạo khuôn mặt của một cậu bé Australopithecus, có thể thấy độ lồi của miệng là rất rõ ràng.
Quan điểm truyền thống cho rằng Australopithecus tiến hóa ở Châu Phi khoảng 4 triệu năm trước, và tuyệt chủng cục bộ sau 2,8 triệu năm, và chưa bao giờ rời khỏi Châu Phi. Có lẽ đó là vì Australopithecus có đôi chân ngắn và không thuận tiện để di chuyển đường dài ra khỏi Châu Phi. Và phải đến cuối kỷ nguyên Australopithecus, khi những thành viên cao hơn trong chi của chúng ta xuất hiện, con người cổ đại mới bắt đầu khám phá thế giới rộng lớn hơn.
Nhưng những hóa thạch của người Homo Flores lại cho thấy một khả năng khác. Có lẽ trước khi sự tiến hóa của giống Homo bắt đầu, thực sự đã có những loài Australopithecus di cư khỏi Châu Phi, và có lẽ những quần thể này đã sống sót ở lục địa Âu-Á trong một thời gian dài, đủ để tiến hóa thành người Homo Flores.
Nếu đúng như vậy, thì có lẽ chúng ta nên tìm thấy bằng chứng hóa thạch có liên quan cho những loài Australopithecus Á-Âu cổ đại này. Nhưng có vẻ điều này rất khó xảy ra bởi điều kiện môi trường ở Đông Phi và Nam Phi thuận lợi cho việc bảo tồn các hóa thạch của con người, trong khi điều kiện ở khắp Châu Á thì không.
Tuy nhiên, vẫn còn một địa điểm trên lục địa Á-Âu có thể phù hợp với tuyên bố rằng loài người cổ đại như Australopithecus đã từng ra khỏi Châu Phi. Cũng có những dấu hiệu cho thấy những người Australopithecus Á-Âu bí ẩn này không chỉ tiến hóa thành người Homo Flores được tìm thấy trên Flores, mà còn có thể tiến hóa thành chi Homo của chúng ta.
Năm 1991, trong khi khai quật thị trấn thời trung cổ Demanisi ở Georgia trong vùng Caucasus, các nhà nghiên cứu đã tình cờ khai quật được những hài cốt người cổ đại sớm nhất được tìm thấy bên ngoài Châu Phi. Vẫn còn một số tranh cãi về vị trí cụ thể của những hóa thạch tại Demanisi trên cây tiến hóa của con người, nhưng hầu hết mọi người xếp nó vào loại Homo erectus. Tuổi và đặc điểm nguyên thủy của chúng chỉ ra rằng chúng là một trong những thành viên đầu tiên của loài này.
Thị trấn thời Trung Cổ Demanisi.
Sau đó, vào năm 2011, một tin tức bất ngờ khác đến từ Demanisi khiến người ta đặt câu hỏi về tuyên bố trước đó. Các cuộc khai quật sau đó đã tiết lộ bằng chứng cho thấy địa điểm này đã có "người" sinh sống cách đây ít nhất 1,85 triệu năm - về cơ bản cùng thời điểm với Homo erectus xuất hiện ở Đông Phi.
Trong mắt một số người, điều này cho thấy người Homo erectus có thể đã tiến hóa từ lục địa Âu-Á . Nếu đúng như vậy thì hóa thạch của người cổ đại ở Demanisi không phải là bức tranh đơn giản về con người cổ đại lần đầu tiên rời Châu Phi và di cư lên phía bắc, mà nó cho thấy rằng người Homo erectus đã di cư xuống phía nam.
Theo nghĩa rộng hơn, tuyên bố mới về tuổi cư trú của nhưng hóa thạch tại Demanisi có nghĩa là Người đứng thẳng có thể đã tiến hóa từ Australopithecus, loài này đã rời Châu Phi khoảng 2 triệu năm trước hoặc sớm hơn. Điều này rất quan trọng vì Homo erectus thường được coi là tổ tiên trực tiếp của loài chúng ta. Do đó, nếu Homo erectus tiến hóa ở lục địa Âu-Á rồi di cư đến Châu Phi, còn loài người chúng ta tiến hóa ở Châu Phi cách đây 350.000 - 200.000 năm trước, thì có thể nói, Châu Phi và lục địa Âu - Á đều được coi là nơi sản sinh ra loài người hiện đại.
Cần nhấn mạnh một điểm: Các bằng chứng từ hóa thạch tại Flores và Demanisi được cho là phù hợp với những quan điểm mới triệt để này, nhưng không phải là một lập luận mạnh mẽ cho những quan điểm này. Bằng chứng hóa thạch từ Âu-Á vẫn còn khan hiếm, vì vậy không có bằng chứng thuyết phục rằng Australopithecus đã di cư ra khỏi Châu Phi.