Coi sự lười biếng là một tội thì cũng có vẻ hơi nghiêm khắc, nhưng hệ thống pháp lý ở Anh thời Trung cổ chưa bao giờ bị coi là cổ hủ. Những hình phạt cho các loại tội phạm vào thời đó đôi khi còn nhân đạo và hợp tình hợp lý hơn cả thời nay.
"Mọi người thường cho rằng luật pháp thời Trung cổ là tàn bạo, hà khắc, bao gồm các biện pháp tra tấn và hình phạt dã man mà thường bất công và không chính xác", lịch sử gia Helen Mary Carrel tại Đại học Cambridge nói. Nhưng thực tế, hầu hết phạm nhân nhận được những hình phạt nhẹ nhàng chủ yếu để họ cảm thấy xấu hổ, và những cuộc trừng phạt được thực hiện công khai để người dân thể hiện lòng khoan dung.
Theo Carrel, quan niệm rằng hệ thống luật phát của chúng ta tiên tiến hơn bởi nó diễn ra trong phòng kín cần phải được xem xét lại. "Có hạn chế trong việc che giấu những lần thi hành án khỏi con mắt của quần chúng. Điều đó sẽ khiến mọi người không biết được các phạm nhân bị đối xử như thế nào", Carrel nói.
Hầu hết các cộng đồng trung cổ đều không có cảnh sát chuyên biệt, mà việc ngăn chặn tội phạm chủ yếu nhờ vào tay của những cư dân trong cộng đồng. Vì vậy không có lý do gì mà các cuộc xử phạt lại phải rời xa quần chúng.
"Các hình phạt vì thế phải đơn giản và được xem là công bằng. Những hình phạt khốc liệt có trong giai đoạn trước như cắt bỏ các bộ phận cơ thể đã hầu như không còn sử dụng", Carrel cho biết.
Mặc dù kẻ giết người thường bị hành hình, phần lớn những kẻ phạm tội nhẹ hơn sẽ bị phạt bằng cách bêu riếu trước công chúng. Buộc kẻ phạm tội vào cột không hẳn là dã man mà vẫn được coi là tốt hơn so với phải vào tù.
"Những người dân ở thị trấn có thể nhìn rõ tội phạm bị đối xử như thế nào và được tiếp xúc với phạm nhân nhiều hơn là hầu hết mọi người ngày nay", Carrel nói.
M.T