Lý do con người không thể đi xuyên tường

  •   4,26
  • 5.923

Tất cả mọi thứ trong vũ trụ đều được tạo ra từ các nguyên tử, những nguyên tử với 99,9999999% là không gian rỗng. Do đó, bức tường mà bạn muốn đi xuyên qua và mọi thứ xung quanh bạn phần lớn là không gian rỗng. Nhưng nếu đúng như thế, tại sao chúng ta không thể đi xuyên qua khoảng không đó được?

Nguyên tử được tạo ra từ các electron và một hạt nhân cấu thành từ proton và neutron.

Đúng là trong nguyên tử có rất nhiều khoảng rỗng, nhưng nó không rỗng hoàn toàn.

Nếu đi xuyên được qua tường, bạn sẽ phá vỡ mọi định luật khoa học.
Nếu đi xuyên được qua tường, bạn sẽ phá vỡ mọi định luật khoa học.

Hình vẽ cơ bản của nguyên tử thường thể hiện electron xoay quanh hạt nhân như hành tinh của chúng ta xoay quanh Mặt trời.

Trong thực tế, các electron tràn qua khoảng rỗng đó theo dạng mây. Hãy nghĩ về nguyên tử như một chiếc quạt, trong có vẻ như có rất nhiều khoảng trống. Nhưng khi nó được bật lên, bạn có thể thấy cánh quạt nằm ở mọi chỗ mọi lúc.

Theo lý thuyết, nếu bạn cho tay vào quạt, bạn sẽ thấy tay bạn và cánh quạt không thể tồn tại cũng chỗ trong cùng thời điểm. Hai thứ không thể tồn tại cùng lúc và cùng chỗ.

Điều tượng tự cũng giống với electron, giải thuyết này được gọi là nguyên lí loại trừ Pauli. Không electron nào có thể ở cùng trạng thái với cấu hình. Về căn bản, đây chính là lí do tại sao bạn không thể đi xuyên tường.

Nếu đi xuyên được qua tường, bạn sẽ phá vỡ mọi định luật khoa học. Chúng ta có đường hầm lượng tử, nơi một hạt vô cùng nhỏ có thể đi xuyên qua rào chắn. Dù theo cơ học cổ điển, nó không có đủ năng lượng để làm điều đó. Đây không phải chỉ là ý tưởng điên rồ, đường hầm được dùng trong việc quét hiển vi xuyên hầm.

Về cơ bản, electron có khả năng tạo ra đường hầm xuyên từ bề mặt rắn tới chóp kính hiển vi. Nếu bạn muốn sử dụng hiện tượng này để đi xuyên qua tường, bạn cần tất cả các hạt trên người tạo hầm xuyên qua rào cản. Nhưng đáng tiếc là, khả năng để điều đó xảy ra là vô cùng nhỏ.

Cập nhật: 15/05/2018 Theo VNE
  • 4,26
  • 5.923