Hạn chế tuổi thọ của sản phẩm là chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất, tuy nhiên, điều này đang gây áp lực lên môi trường.
Sự lỗi thời có tính toán (Planned Obsolescence) không phải là một khái niệm mới. Cụm từ này lần đầu tiên được sử dụng ở Mỹ vào năm 1932, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế được xem là tồi tệ nhất thế kỉ 20.
Sự lỗi thời có tính toàn là chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất.
Sự lỗi thời có tính toàn là chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất thiết bị gia dụng, hàng điện tử như: máy tính, điện thoại... để hạn chế tuổi thọ của sản phẩm, làm chúng nhanh hỏng hoặc nhanh lỗi thời, nhằm kích thích người dùng mua sắm.
Bên cạnh đó, các thiết bị điện tử đều có sự lỗi thời phần mềm, một chiến lược làm giảm giá trị sử dụng của máy tính hoặc điện thoại cũ do chúng không còn tương thích với phần mềm mới.
Chiến lược còn bao gồm sự lỗi thời về mặt thẩm mỹ. Việc ra mắt các phiên bản cải tiến đẹp hơn và ưu việt hơn như những gì các nhà sản xuất điện thoại thông minh thường áp dụng sẽ khuyến khích người dùng mua sắm để thay mới sản phẩm.
Tuy nhiên, việc sản xuất các thiết bị điện tử đang tạo áp lực lên môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên như: đồng, niken, vàng hay lithium... và tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học do rác thải điện tử thải độc và khí nhà kính ra môi trường.
Năm 2016, ước tính 44,6 triệu tấn rác thải điện tử đã được tạo ra trên toàn thế giới. Trong đó, chỉ 20% được tái chế, phần còn lại bị thải ra môi trường. Chúng được đem thiêu hủy hoặc chôn xuống đất.