Một viên gạch trong dải ngân hà

  •  
  • 1.699

Bốn góc nhìn khác nhau đã được một nhóm các nhà thiên văn học ghép lại để tạo thành một hình ảnh tổng thể của dải ngân hà “Roue du Chariot”, có hình dáng giống như một con sứa sau vụ đụng độ với một dải ngân hà nhỏ cách đây 100 triệu năm.

Dải ngân hà “Roue du Chariot” (Ảnh: obs.univ-lyon1)

Nhóm nghiên cứu của Phil Appleton thuộc Viện Công nghệ California Mỹ (Caltech) đã sử dụng hình ảnh quan sát được thông qua tia cực tím trong tàu thăm dò thiên hà GALEX, tia hồng ngoại của kính viễn vọng Spitzer, kính viễn vọng Hubble và kính thiên văn tia X Chandra của NASA để tạo nên bức tranh về dải ngân hà “Roue du Chariot”.

Sự va chạm của hai dải ngân hà xảy ra giống như một viên gạch rơi vào giữa vũng bùn. Chính điều này đã tạo ra hàng loạt các đường tròn đồng tâm do chịu sức ép của khí gaz. Các ngôi sao mới nằm ở vòng ngoài của dải ngân hà. Trung tâm của dải ngân hà là một khu vực rất yên tĩnh và tồn tại các ngôi sao già cỗi. Điều này hoàn toàn ngược lại so với cấu trúc của các dải ngân hà khác.

Vòng ngoài của dải ngân hà được quan sát trong ảnh không phải là đường biên giới của nó. Việc quan sát dải ngân hà thông qua tàu thăm dò thiên hà GALEX đã cho thấy sự tồn tại của một vòng bổ sung, góp phần làm tăng đường kính của dải ngân hà lên gấp đôi. Nói tóm lại, dải ngân hà “Roue du Chariot” lớn hơn 2,5 lần so với dải ngân hà “Voie lactée”.

Theo Thiên nhiên Việt Nam
  • 1.699