Allision và đồng nghiệp Kathleen Trêseder, đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiẻu điều gì sẽ xảy ra đối với lượng cácbon điôxit khi rừng phương Bắc không có tầng đất bị đóng băng vĩnh cữu ấm dần lên. Khoảng 1/3 những khu rừng phương Bắc trên thế giới không có tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu, nằm hầu hết tại Alaska, Canada, Tây Siberia và Bắc Âu.
Cuộc chiến với hiện tượng khí hậu ấm lên có một đồng minh không ai ngờ đến, đó chính là nấm (Ảnh : Đại học California - Irvine) |
Hiện tượng ấm lên toàn cầu được cho là sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Bắc nặng nề nhất, làm nhiệt độ tăng từ 5 đến 7 độ C cho đến năm 2100.
Các nhà khoa học thực hiện thí nghiệm trong một khu rừng gỗ vân sam gần Fairbanks, Alaska. Họ dựng những nhà kính nhỏ và lựa chọn những mảnh đất tương tự không bị nung nóng (nhóm điều khiển), cả hai loại đều được cung cấp lượng nước tương đương.
Giữa tháng Năm, khi mùa sinh trưởng bắt đầu, nhiệt độ không khí và đất trong nhà kính và nhóm điều khiển. Khi đóng nhà kính lại, nhiệt độ không khí tăng khoảng 5 độ C, và nhiệt độ đất tăng khoảng 1 độ.
Sau khi khi thí nghiệm với nhóm điều khiển và nhà kính các nhà khoa học phát hiện rằng đến cuối mùa sinh trưởng vào giữa tháng 8, đất trong nhà kính tạo ra ít cácbon điôxit hơn đất ở nhóm điều khiển.
Một phép phân tích đất cho thấy rằng chỉ khoảng một nửa nấm hoạt động ở những mẫu đất nhà kính so với những mẫu đất từ nhóm điều khiển. Khi nấm khô lại, chúng hoặc chết đi hoặc ngừng hoạt động, đồng thời ngừng tạo ra cácbon điôxit, các nhà khoa học cho biết.
Treseder, giáo sư sinh thái học và sinh vật học tiến hóa, cho biết: “Thật tình cờ rằng nấm bị ảnh hưởng xấu bởi khí hậu ấm lên. Điều này có thể giúp giảm bớt lượng cácbon điôxit chúng ta đang trực tiếp giải phóng vào khí quyển thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Global Change Biology ngày 3 tháng 11.
Nghiên cứu do Quỹ khoa học quốc gia, Bộ năng lượng Hoa Kỳ, và Quỹ học bổng sau tiến sĩ về thay đổi khí hậu toàn ầu NOAA tài trợ.