Bất chấp bạn bị ong chích hay thấy bạn mình bị thì bạn cũng sẽ bắt đầu chạy hay tìm nơi nào đó nấp nếu nghe tiếng vo ve của nó. Một nghiên cứu mới cho biết tại sao bạn làm điều đó: nó chứng minh những khu vực não phản ứng khi nhận ra nỗi sợ của mình và từ đó cũng bị kích hoạt khi nhìn thấy người khác khiếp sợ.
Nghiên cứu được đăng chi tiết trên tập san Social Cognitive and Affective Neuroscience (Khoa Học Thần Kinh Tác Động và Nhận Thức Xã Hội) giải thích tại sao một số người sợ nhện hay rắn dù ít khi nào tiếp xúc với chúng.
Nhận biết nỗi sợ
Những người tham gia nghiên cứu xem một đoạn băng ghi hình ngắn về 1 người được đặt trong tình trạng sợ hãi, sự kích thích thần kinh - thường là cái gì mà người ta không sợ- sẽ đi đôi với cái mà họ hay chống đối và đây là 1 trường hợp bị điện giật.
Nhân vật trên phim được xem những hình vuông tô màu trên màn hành vi tính, khi một hình màu xanh dương xuất hiện, người này hơi bị giật nhẹ, và khi một hình vuông màu vàng hiện lên thì không có sự co giật nào cả. Người tham gia nghiên cứu phản ứng lại việc này khi màu xanh xuất hiện bằng cách mấp máy những cơ căng và chắc, đồng thời cử động tay.
Rõ ràng người này không thoải mái, anh ta đang ở trong trạng thái cực kỳ lo lắng. Một thành viên nghiên cứu giáo sư Andreas Olsson của đại học Columbia cho biết và nghiên cứu cho thấy anh ta đã ở trong trạng thái lo lắng trước khi nhận được sự rung động, bạn có thể nhận thấy cách họ ước chừng để đón nhận sự rung động.
(Ảnh: Ibiblio.org) |
Những phản ứng sợ hãi của các chủ thể được đo bắng lượng mồ hôi đổ ra.
Phản ứng từ não
Việc nhận biết gián tiếp được phản hồi từ não, trong những thí nghiệm với điều kiện có hạn trươc đây thì nỗi sơ được nhận biết trực tiếp, một phần não được gọi là amidal được chứng tỏ là rất quan trọng trong việc phát triển và thể hiện nỗi sợ.
Các chuyên gia đã tiến hành giám sát những hoạt động não bộ của mỗi người tham gia nghiên cứu, hình ảnh được mô tả cho thấy amidan phản ứng lại khi các chủ thể xem đoạn phim về cách đón nhận nỗi sợ hãi xủa 1 người nào đó khi chính họ được nhìn thấy những hình vuông màu xanh.
Giáo sư Olsson cho biết ông phát hiện ra amidan có liên quan đến cả việc bạn thấy người khác sợ lẫn có khả năng chính bạn cũng nhận được nỗi sợ hãi ngay sau đó. Và dường như những tiến trình tương tự trong não sẽ kích hoạt khi trực tiếp trải nghiệm nỗi sợ lẫn khi quan sát người khác.
Trong thế giới thực
Những nghiên cứu có thể giải thích lý do tại sao người ta sợ những thứ trong phim kinh dị hay tại sao trẻ con sợ rắn, nhện hay thậm chí sợ người khác chủng sau khi nhìn thấy phản ứng sợ hãi của ba mẹ.
Theo giáo sư Olsson bạn có thể nhận biết nỗi sợ của mình bằng cách quan sát những biểu hiện cảm xúc của người khác và những gì biểu hiện rằng có có tác động hoặc bạn đã trực tiếp trải nghiệm, đây có thể là lý do tại sao nhiều người có những ám ảnh sợ hãi do những tác nhân như rắn và nhện.
Ánh Phượng