Bí ẩn những ngôi đền "vượt thời gian" ở Ấn Độ: Có cái giá trị tới 100 tỉ USD!

  •   4,52
  • 3.784

Đây đều là những ngôi đền được xây dựng hàng trăm hay thậm chí cả ngàn năm trước nhưng lại yêu cầu kỹ thuật xây dựng hiện đại mới có thể làm được.

Được xây dựng hàng ngàn năm trước, tuy nhiên bạn sẽ phải kinh ngạc trước lối kiến trúc vượt thời đại của những ngôi đền cổ dưới đây. Sự sắp xếp chính xác tới từng milimet những khối đá khổng lồ, có khối nặng hơn 80 tấn vẫn là bí ẩn trong việc xây dựng chúng.

Ngôi đền Brihadeeswarar - tòa tháp chọc trời thách đố các nhà khoa học

Ngôi đền Brihadeeswarar

Ngôi đền có tên Brihadeeswarar là một ngôi đền vô cùng quan trọng của người Ấn Độ, nó được vua Rja Rja Chola I xây dựng vào năm 1010, có độ cao lên tới 66 m (là một trong các ngôi đền cao nhất thế giới).

Tọa lạc trên một khu vực có diện tích 320.000 km2 ở Thanjavur, Ấn Độ, nó cũng là ngôi đền bằng đá granite đầu tiên trên thế giới được hoàn thành mà bí ẩn của nó vẫn đang thách thức các nhà khoa học hiện đại. Trong đó câu đố lớn nhất mà vẫn chưa có lời giải là:

Làm thế nào con người thời đó với trình độ khoa học của thế kỷ 11 lại có thể di chuyển những khối đá nặng tới hơn 80 tấn (như khối Kumbam ở đỉnh) từ khoảng cách 60 km và đặt chúng một cách chính xác hoàn hảo lên đỉnh ngôi đền?

Ước tính có tới 130.000 tấn đá granite đã được dùng để xây dựng toàn bộ đền thờ. Ngoài ra, bí ẩn về việc các thợ điêu khắc làm thế nào để chạm khắc bức tượng thần bò Nandi nặng 20 tấn chỉ trên một phiến đá duy nhất cũng chưa có lời giải.

Ngôi đền Konark Sun - đền thờ Mặt Trời

Ngôi đền Konark Sun
Ngôi đền Konark Sun. (Ảnh: Ancient Origins)

Ngôi đền thờ thần Mặt Trời này được xây dựng theo phong cách truyền thống của kiến trúc Kalinga vào thế kỷ 13 ở cửa sông Chandrabhaga, Konark, Orissa, phía Đông Ấn Độ bởi vua Narasimhadeva I của triều đại Đông Ganga khoảng năm 1250.

Toàn bộ cấu trúc của nó mô phỏng một cỗ xe ngựa khổng lồ của thần Mặt Trời Surya với 12 cặp bánh xe bằng đá Khondalite khổng lồ có đường kính 3m và chạm trổ rất tinh vi, công phu kéo bởi 7 cặp ngựa đá. Cổng đền hướng về phía Đông.

Ngoài những hình ảnh về các nam thần, nữ thần, chiến binh, động vật, các loài chim hay vũ công, đền thờ còn có những hình ảnh nhạy cảm về cặp cặp đôi nam nữ đậm chất Tantrics thể hiện sự hòa hợp giữa tình dục và tôn giáo.

Hiện nay, ngôi đền chỉ còn lại một phần tàn tích do bị tàn phá bởi thời gian, cấu trúc chính để bái đường ban đầu thậm chí còn cao tới 70 m.

Trong đó các nhà khoa học tin rằng ở đỉnh đền thờ còn có khối nam châm nặng 52 tấn giúp các bức tưởng có thể treo lơ lửng trong không khí nhưng đã bị sụp đổ vào thế kỷ 17.

Năm 1984, nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới cũng như nằm trong Danh sách bảy kỳ quan tại Ấn Độ của tạp chí Times.

Đền thờ Padmanabhaswamy - ngôi đền giàu có nhất Ấn Độ và lời nguyền đáng sợ

Đền thờ Padmanabhaswamy
Đền thờ Padmanabhaswamy. (Ảnh: Amar Ujala).

Tọa lạc ở Thiruvananthapuram, bang Kerala, được xây dựng vào thế kỷ 16, nó từng thuộc sở hữu của vua Marthanda Varma vương triều cổ Travancore trước khi phải chuyển giao quyền chủ quản cho chính quyền bang Kerala năm 1949.

Đền thờ Sree Padmanabhaswamy là nơi thờ vị thần bảo hộ Vishnu của đạo Hindu, nếu nhìn từ xa bạn cũng có thể choáng ngợp trước lối kiến trúc độc đáo của nó, nếu có nắng chiếu vào, toàn bộ đền thờ sẽ sáng lên như một khối vàng khổng lồ.

Thực tế, nó cũng chính là ngôi đền nắm giữ kỷ lục giàu có nhất thế giới vì chứa nhiều vàng, ki và đá quý. Chẳng thế mà nó luôn thu hút những kẻ trộm kho báu đến đây. Kiến trúc của đền thờ cũng vô cùng độc đáo với 6 đường hầm được đánh dấu từ A đến F.

Muốn đi vào "khó báu", kẻ trộm sẽ phải đi qua sáu cửa này với những bức tượng rắn bằng đá canh giữ mà để mở chúng thì không phải là một điều dễ dàng, thậm chí dẫn đến những tai họa cho kẻ đột nhập vì lời nguyền cổ xưa.

Năm 2001, các nhà khảo cổ học đã khai quật đường hầm A và chỉ tính riêng kho báu ở nơi đây cũng đã khiến bất cứ ai cũng phải choáng ngợp:

Sợi dây chuyền vàng dài đến 6 m, nặng khoảng 2,5 kg, hàng ngàn trang sức đá quý, tượng thần khảm 1.000 viên kim cương, ngọc lục bảo, vương miện... Báo Asia Times ước tính giá trị trong ngôi đền có thể hơn 100 tỉ USD nếu khai quật hết các đường hầm.

Hiện nay, những nhà chức trách phải giới nghiêm khu vực đền thờ với lực lượng cảnh sát dày đặc nhằm giữ gìn an ninh trật tự vì sự hấp dẫn của kho báu mà đền thờ này ẩn chứa.

Đền thờ Kailasa - ngôi đền được đục khắc chỉ từ một khối đá duy nhất!

Đền thờ Kailasa
Đền thờ Kailasa. (Ảnh: Marc Shandro).

Đền Kailasa tại hang động Ellora ở núi Kailash, Maharashtra (Ấn Độ), toàn bộ ngôi đền chỉ được xây dựng từ một khối đá (nguyên khối) duy nhất với độ sâu 50m, rộng 33m và cao 30m. Ngôi đền cũng chính là 1 trong những công trình kiến trúc nguyên khối lớn nhất thế giới.

Ngôi đền được xây dựng từ hàng ngàn năm trước (thế kỷ 5- 10 SCN) bởi vua Krishna I, thuộc triều đại Rashtrakuta (thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 10) cho thấy trình độ văn minh phát triển vượt bậc thời bấy giờ, đáng ngạc nhiên.

Chính bí ẩn xây dựng ngôi đền với những công cụ thủ công thời bấy giờ là câu đố lớn nhất đối với các nhà khoa học. Không ái biết người ta đã xây dựng nên ngôi đền theo lối kiến trúc Dravidian (kiến trúc chóp vuông với các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ) như thế nào?

Nhất là việc người thời đó tách đá tảng ra khỏi núi đá 30 m để làm cột trụ, ước tính có tới 400.000 tấn đá được dùng để xây dựng trong suốt 20 năm. Ngôi đền Kailasa được xây dựng để thờ thần Shiva của đạo Hindu – vị thần tối cao tượng trưng cho sự tái tạo và hủy diệt.

Cập nhật: 24/06/2018 Theo Soha
  • 4,52
  • 3.784