NASA đưa người lên Mặt trăng ở Hollywood?

  •  
  • 2.909

Bất chấp việc vệ tinh Kaguya của Nhật cung cấp các bức ảnh chứng minh sự có mặt của tàu Apollo 15 trên mặt trăng, một vài nhà khoa học vẫn không ngừng nghi ngờ tính chân thật của sự kiện. Nhiều người kiên trì quan điểm, NASA dàn dựng sự việc tại Hollywood.

Vệ tinh Kaguya của Nhật được đưa lên quỹ đạo Mặt trăng ngày 13/9/2007 với nhiệm vụ chụp hình và thu thập thông tin bề mặt thiên thể này. Trong thời gian gần đây, khi bay qua tọa độ được cho là nơi mà các tàu Apollo 15 và Apollo 17 đã hạ cánh, Kaguya đã chụp một số ảnh và gửi về trái đất. 

Bức ảnh do vệ tinh Kaguya cung cấp được nhiều người phản đối giả thuyết Moon Hoax tin là địa điểm tàu Apollo 15 cất cánh rời Mặt trăng trở về Trái đất.


Những người chống lại giả thuyết Moon Hoax (cho rằng việc Mỹ đổ bộ lên mặt trăng là trò đại bịp của Chính phủ Mỹ và NASA) đã phân tích và kết luận, những bức ảnh chụp vết loang trên bề mặt Mặt trăng là bằng chứng thuyết phục chứng minh sự hiện diện của tàu Apollo 15. Theo họ, động cơ ở khoang đổ bộ của tàu xả khí khi cất cánh rời Mặt trăng tạo nên vết loang. 

Hai phi hành gia đuổi bắt trên mặt trăng nhưng bóng đen của họ lại không song song với nhau.


Tưởng chừng, mọi tranh cãi bấy lâu về sự kiện trên đã có thể tới hồi chấm dứt. Tuy nhiên, một số nhà khoa học vẫn cho rằng, bức ảnh chưa đủ thuyết phục, vì không thấy dấu chân của các phi hành gia.

Theo Joseph Skipper, một chuyên gia nghiên cứu thiên thể, làm việc cho website marsanomalyresearch.com, vì Mặt trăng không có bầu khí quyển, nên sẽ không có các hiện tượng thời tiết ảnh hưởng đến bề mặt hành tinh này, do đó các dấu chân sẽ còn nguyên như khi các phi hành gia đi dạo ở đó, hoặc chí ít cũng phải có vết tích của các tàu thăm dò, bộ hành di chuyển trên đó. 

Màn đêm sau lưng phi hành gia NASA không hề có ngôi sao nào.


Trước đó, các tranh luận về khả năng làm giả thành tích chinh phục vũ trụ của Mỹ được phân tích rất tỉ mỉ. Như việc bầu trời trong các bức ảnh chụp phi hành gia không có ánh sáng của các ngôi sao; có quá nhiều nguồn sáng chiếu vào các phi hành gia khiến bóng đen của họ "đổ lung tung" trên nền mặt trăng; hoặc việc không có tấm phim chụp ảnh được sản xuất vào những năm 1970 chịu được nhiệt độ lên 250 độ C trên mặt trăng...

Theo NASA và truyền thông phương tây, Apollo 15 là tàu vũ trụ thứ tư hạ cánh xuống Mặt Trăng trong chương trình Apollo của NASA, khởi hành vào ngày 26/7/1971. Tàu hạ cánh xuống Mặt Trăng ngày 30/7, trở về Trái Đất ngày 8/8, tổng hành trình dài hơn 295 giờ. Phi hành gia Scott và Irwin đã ở trên Mặt Trăng 67 giờ, lâu nhất so với các chuyến bay trước đó; họ đi bộ một số quãng đường và thu thập một số mẫu đất đá.

Dự án Apollo vẫn được coi là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đua chinh phục vũ trụ giữa hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô. Từ năm 1947 đến trước năm 1969, Mỹ luôn vất vả theo đuôi Liên Xô từ việc phóng vệ tinh tới việc đưa con người ra ngoài không gian... Chỉ sau khi báo chí phương Tây thông báo tàu Apollo 11 đưa hai phi hành gia là Armstrong và Aldrin đặt chân lên mặt trăng vào tháng 7/1969, Liên Xô mới bị coi là rớt lại phía sau trong cuộc đua.

Một vài quốc gia có chương trình thám hiểm vũ trụ khác cũng bị quy kết là mắc "bệnh thành tích" dàn dựng, làm giả các thành tựu chinh phục vũ trụ. Gần đây nhất là việc Trung Quốc đưa người ra ngoài không gian đã bị thành viên mạng chia sẻ video Youtube "hỏi thăm".

"Mổ xẻ" clip của đài CCTV, các thành viên mạng này đã nghi ngờ một vài chi tiết trong đó: trái đất gần như không chuyển động trong khi tốc độ dịch chuyển của hành tinh là rất đáng kể; lá cờ trên tay phi hành gia bay phấp phới và xuất hiện bong bóng nước nổi lên từ mũ bảo hiểm của phi hành gia trong khi đây là môi trường không trọng lượng, hoặc phần thu âm đối thoại giữa phi hành gia với trung tâm điều khiển không bị rè như hệ thống của Nga và Mỹ...

Trước các trường hợp này, chính phủ và cơ quan hàng không vũ trụ của các nước này không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến cho rằng, các dự án vũ trụ thường hội tụ lượng lớn nhân sự có trình độ khoa học và uy tín xã hội, do đó các cơ quan nghiên cứu và quản lý rất khó thực hiện những màn dàn dựng.

Clip cho thấy sự xuất hiện của bong bóng nước khi phi hành gia Trung Quốc bước ra ngoài không gian:

 

Theo Báo Đất Việt
  • 2.909