NASA giải mã thành công bí ẩn lâu năm về Mặt trời

  •   3,73
  • 8.271

Những hình ảnh nới nhất từ dự án quan sát và phân tích không gian của NASA đã giúp giải đáp thắc mắt làm điên đầu các nhà khoa học từ thập niên 40 cho đến nay: Tại sao lớp ngoại khí quyển của Mặt trời, quầng hào quang của nó có sức nóng lớn hơn trên bề mặt.

Mặt trời có nhiệt độ khoảng 5500 độ trên bề mặt và tầng corona (hào quang) của nó còn nóng hơn gấp 200 – 500 lần, một con số khủng khiếp.

Tầng corona (tầng hào quang) của Mặt trời.
Tầng corona (tầng hào quang) của Mặt trời.

Dựa trên những bức ảnh mà chương trình IRIS ghi nhận được thì NASA cho rằng nhiệt độ khủng bên ngoài tầng corona chính là do sự phát nổ của các quả bom nhiệt vì các tia năng lượng bị từ trường phân tán và sắp xếp lại ngay tại tầng này.

Điều này cũng có thể giải thích tại sao tầng corona có độ nóng đồng đều đến như vậy. Vấn đề bí ẩn về nhiệt độ cao của corona đã được giả đáp.

Chương trình IRIS (Interface Region Imaging Spectrograph - Ảnh quang phổ bề mặt theo vùng).
Chương trình IRIS (Interface Region Imaging Spectrograph - Ảnh quang phổ bề mặt theo vùng).

IRIS đã giúp mọi chuyện dễ dàng hơn rất nhiều, nó đã ghi nhận và phân tích tầng chuyển tiếp giữa tầng corona với bề mặt Mặt trời và có thể đo đạc chi tiết sự di chuyển của khí nóng một cách chi tiết nhất.

"Bởi vì IRIS có thể phân tích vùng chuyển tiếp tốt hơn gấp 10 lần thiết bị trước đây nên giờ chúng ta đã có thể nhìn thấy cách mà các vật liệu nóng di chuyển lên và xuống trong vùng từ trường của tầng corona dưới" – Paola Testa, trưởng nhóm nghiên cứu của trung tâm thiên văn học Harvard giải thích.

Điều này hoàn toàn thích hợp với mô hình của trường đại học Oslo giải thích về mối quan hệ giữa từ trường và "bom nhiệt" trên tầng corona của Mặt trời.

Vùng từ trường tái giao thoa này chính là nơi mà nhiệt và năng lượng bị giải phóng, đồng thời là nơi xảy ra nhiều hiện tượng khác ví dụ như pháo Mặt trời.

Trước đây, IRIS được dùng để tìm bằng chứng về những vụ nổ Mặt trời nhỏ gọi là nanoflare, nguồn gốc của sự giải phóng năng lượng vì nó tỏa ra plasma lên tầng khí quyển trên.

Quá trình theo dõi các nano flare còn được thực hiện bởi một vệ tinh khác của NASA là EUNIS. Giờ đây ta có thể thêm hiện tượng nổ trong từ trường ở tầng chuyển tiếp vào danh sách hoạt động "bốc hỏa" của mặt trời nhờ vào độ phân giải cao của IRIS.

Nanoflare – Các vụ nổ nhiệt trên bề mặt Mặt trời.
Nanoflare – Các vụ nổ nhiệt trên bề mặt Mặt trời.

Nghiên cứu chỉ ra cho chúng ta nhiều giải pháp khi các cơn bão mặt trời tràn tới, Sự kiện có thể gây ảnh hưởng đến Trái đất. Và khả năng Năng lượng Mặt trời bùng nổ có thể phá hủy từ trường của Trái đất.

Đồng thời, những nghiên cứu về tổ hợp hạt nhân đã được cung cấp thêm dữ liệu về hoạt động của Mặt trời mở ra tương lai về một nguồn năng lượng sạch, bền vững và vô hạn. Đồng thời củng cố thêm nhiều phản ứng hóa học xảy ra xung quanh Mặt trời.

"Vấn đề phát nhiệt của corona là một hiện tượng vật lý phức tạp và rất khó đo đạc hay xây dựng mô hình, tuy nhiên với sự hỗ trợ của IRIS thì chắc chắn quá trình nghiên cứu sẽ thu được nhiều thành tựu hơn" – Bart De Pontieu, nhà vật lý học từ phòng thí nghiệm thiên văn và Mặt trời của Giáo sư Lockheed Martin cho biết thêm.

Cập nhật: 12/12/2016 Theo khampha
  • 3,73
  • 8.271