National Geographic đưa đại dương thứ 5 của Trái đất lên bản đồ

  •  
  • 665

National Geographic, một trong những tên tuổi hàng đầu về địa lý, đã tuyên bố rằng Trái đất có 5 đại dương. Nó được gọi là Nam Đại Dương, vùng nước bao quanh Nam Cực. Nó là nơi hợp lưu của các dải cực nam của Thái BÌnh Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Đây là cũng là nơi tạo ra nhiều điểm tranh cãi của các nhà khoa học.

Quyết định mới của National Geographic đã tạo ra sự thay đổi trên bản đồ của họ, điều vốn dĩ chỉ xảy ra khi có những biến cố lớn về địa chính trị, chẳng hạn như Tiệp Khắc tách thành Cộng hòa Czech và Slovakia….

Tuy nhiên, việc ghi nhận sự tồn tại của đại dương thứ 5 là một ví dụ hiếm hoi về việc những người "vẽ bản đồ" đang nỗ lực thay đổi cái nhìn của cả thế giới về hành tinh chúng ta đang sống. Theo lý giải của National Geographic, thuật ngữ Nam Đại Dương chỉ mới với công chúng chứ không còn mới với những người có chuyên môn. Việc họ thay đổi bản đồ chỉ nhằm tới việc đưa kiến nghị này đến với đông đảo với đại chúng.

Vị trí đại dương thứ 5 của Trái đất.
Vị trí đại dương thứ 5 của Trái đất.

"Các nhà hải dương học có lẽ sẽ vui mừng khi Nam Đại Dương xuất hiện trên bản đồ của National Geographic. Tôi không nghĩ có bất cứ nhà khoa học nào phản đối ý tưởng này", Angela Fritz, biên tập viên về khí hậu của CNN, cho biết.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xác định đâu là một đại dương?

Thực tế, chỉ có một vùng nước biển trên Trái đất này và chúng đều kết nối với nhau. 4 đại dương được biết tới nhiều nhất là Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc cực. Nhưng trong nhiều năm, các nhà khoa học và những người có chuyên mô dùng thuật ngữ Nam Đại Dương để mô tả vùng nước xung quanh Nam Cực.

Ở vùng biển này, nước lạnh hơn, độ mặn giảm xuống. Ở đó có những loài động vật đặc thù. Những yếu tố môi trường khác biệt khiến những cộng đồng sinh vật đặc biệt phát triển ở vùng này. Việc có một cái tên cũng giúp nâng cao nhận thức đồng thời giúp bảo tồn những nét đặc thù ở vùng biển này.

Cập nhật: 28/06/2021 Theo nhipsongkinhte
  • 665