Khoa di truyền học thuộc đại học Leicester rất nổi tiếng với các nghiên cứu về dân số loài người bằng cách sử dụng nhiễm sắc thể Y, trong đó bao gồm mối quan hệ giữa họ của người đàn ông và nhiễm sắc thể Y cũng như hiểu biết của họ về sự định cư của người Viking tại tây bắc nước Anh.
Hiện nay một nghiên cứu mới sử dụng nhiễm sắc thể X (có một bản trong cặp nhiễm sắc thể giới tính của đàn ông, nhưng lại có hai bản sao ở phụ nữ) sẽ là công cụ tiến hóa không thiên về giới nào đầu tiên nhằm mang lại quan điểm cân bằng hơn về giới tính đối với các nghiên cứu về dân số loài người.
Mặc dù nhiễm sắc thể Y được chứng minh là công cụ tiến hóa tốt hơn và được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu tiến hóa. Dù có rất nhiều lợi ích nhưng nó cũng có nhiều hạn chế ngăn cản nó trở thành đoạn ADN chứa đựng nhiều thông tin tiến hóa nhất trong hệ gen của con người.
Vấn đề nói trên nằm trong số các nghiên cứu hậu tiến sĩ của Holly Leung. Bà hiện đang nghiên cứu tiềm năng của nhiễm sắc thể X với vai trò là đoạn gen chứa nhiều thông tin tiến hóa trong hệ gen của chúng ta.
Holly cho biết:
“Đây có thể sẽ là chiếc chìa khoá đích thực giúp chúng ta giải quyết rất nhiều bí ẩn còn vướng mắc về quá trình tiến hóa dân số loài người, ví dụ như lý thuyết “ngoài châu Phi” hay sự bành trướng của thời kì đồ đá mới trên lãnh thổ châu Âu”. “Nhiễm sắc thể Y là công cụ tiến hóa phổ biến nhất mà chúng ta sử dụng trong các nghiên cứu dân số. Nhưng điều đó không có nghĩa nó là đoạn ADN chứa nhiều thông tin tiến hóa nhất trong hệ gen của con người”. “Có rất nhiều hạn chế khi sử dụng nhiễm sắc thể Y khiến nó không khả thi đối với tất cả các nghiên cứu tiến hóa do nó chỉ là gen của đàn ông. Nó cung cấp thông tin thiên về một giới. Với bản chất là gen đánh dấu dành riêng cho một giới, nó đã hạn chế tính đa dạng của nguồn thông tin”.
“Mục tiêu nghiên cứu của tôi là tạo ra và đánh giá tính hữu ích của thông tin tiến hóa mà nhiễm sắc thể X mang lại. Nó có chung một số đặc điểm với nhiễm sắc thể Y, nhưng lại cung cấp quan điểm rộng lớn hơn về quá trình tiến hóa của loài người do nó có cả trong hệ gen của nam và nữ đồng thời nó có chứa rất nhiều điểm đánh dấu di truyền độc lập”. Holly Leung chỉ mới 24 tuổi, đã tốt nghiệp trường Di truyền y học BSc thuộc đại học Leicester năm 2006. Cùng năm cô tiếp tục nghiên cứu tại khoa Di truyền với nghiên cứu Di truyền vào thời điểm cô khám phá ra đam mê của mình đối với ngành Di truyền học tiến hóa đặc biệt trong lĩnh vực lịch sử tiến hóa dân số loài người.
Nghiên cứu sẽ được công bố với mọi người tại đại học Leicester vào thứ 5 ngày 26 tháng 6. Festival nghiên cứu sau đại học sẽ giới thiệu với công chúng về thế hệ các nhà sáng chế, nhà nghiên cứu tiếp theo đồng thời mang đến cơ hội cho những nhà nghiên cứu sau đại học nhằm giải thích ý nghĩa thực tế của các nghiên cứu với đông đảo khán giả.