Nghiên cứu xử lý bùn đỏ bô xít thành đất trồng

  •  
  • 1.066

Sau hơn một năm nghiên cứu đề tài “Xử lý bùn đỏ thành đất trồng" theo đơn đặt hàng của Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam, đại học Đà Lạt đã thử nghiệm trồng một số loại cây sinh trưởng tốt.

>>>  “Lũ bùn đỏ” gây hại như thế nào?
>>> Sự cố Hungary và bài học bauxit với Việt Nam


Bùn đỏ là chất độc hại có tính kiềm cao.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tùng, khoa Môi trường Trường đại học Đà Lạt cho biết, nhóm khoa học đã tập trung nghiên cứu hướng tiếp cận xử lý phế thải bùn đỏ trong các dự án bô xít - alumin. Bùn đỏ sau khi được xử lý có thể dùng làm đất trồng phục vụ hoat động sản xuất nông nghiệp.

Kết quả thử nghiệm trên một số loại cây trồng cho thấy cây sinh trưởng rất khả quan.

Nhóm nghiên cứu đã trung hòa bùn đỏ với chất thải hữu cơ như bã thải sau trồng nấm, phế thải dịch nấm men và than bùn, tỷ lệ đồng đều 1:1:1:1, để tạo thành đất mới thích hợp với cây trồng.

Với loại đất này, nhóm nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loại cây như thanh long, nha đam (lô hội), xương rồng Nopal và cây dứa có sức chống chịu cao. Kết quả là những cây này có khả năng sinh trưởng rất khả quan.

Theo Tiến sĩ Tùng, bùn đỏ là chất thải có chứa nhiều chất hóa học vô cùng độc hại. Cây trồng không thể sinh trưởng và phát triển trên loại đất này. Ví dụ ngô, cà chua, lúa trồng trên bùn đỏ sau hai ngày sẽ chết hoàn toàn.

Bùn đỏ gồm các thành phần khoáng vô cơ không thể hòa tan, trơ không biến chất và tồn tại lâu dài. Nó chỉ đóng rắn và chuyển hóa sau 25 năm. Bùn đỏ là chất độc hại có tính kiềm cao.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết loại cây trồng đều nhạy cảm với các hỗn hợp khoáng trong bùn đỏ. Cây trồng sẽ bị ức chế sinh trưởng rất nặng, dẫn tới hoại tử từng phần và chết rụi khi muối Na2SO4 rút lên trắng hết mặt đất và cây, làm cho rễ cây chết sau 3-10 ngày.
Theo Vnexpress
  • 1.066