Các tổn thương gan do bệnh lý giai đoạn đầu có thể được phục hồi bằng cách áp dụng kế hoạch ăn uống lành mạnh.
Trong bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rượu, bệnh nhân chủ yếu thiếu một loại vitamin B gọi là thiamine cần thiết để chuyển hóa năng lượng từ carbohydrate. Vì vậy, các loại thực phẩm giàu thiamine như ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, các loại đậu, hải sản, cá và trứng nên được thêm vào thực đơn mỗi ngày của người bệnh. Hơn nữa, bổ sung đầy đủ protein và carbohydrate, các loại thức uống giàu vitamin và năng lượng là một giải pháp ăn uống rất tốt đối với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ liên quan đến rượu.
Trong bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, một trong các biện pháp tốt nhất để giảm tổn thương gan là xây dựng chế độ ăn uống theo các tiêu chí:
Đối với bệnh nhân viêm gan C, điều quan trọng trong điều trị bệnh là giảm các loại thức ăn chứa hàm lượng sắt cao. Ngoài ra, nên tránh nấu nướng thực phẩm trong các đồ dùng, vật dụng bằng sắt và hạn chế ăn mặn.
Trong bệnh ống mật, mật từ gan đến ruột non bị hạn chế dẫn đến việc tiêu hóa chất béo luôn gặp khó khăn và không đúng cách. Bệnh nhân mắc bệnh này được khuyến cáo sử dụng các chất thay thế chất béo và các loại dầu hạt như dầu hạt cải, dầu ô liu, ngô, hướng dương, đậu phộng, hạt lạnh.
Gan bị xơ sẽ giảm khả năng giải phóng glycogen dự trữ thành năng lượng, dẫn đến việc cơ thể phải sử dụng các mô cơ để thực hiện chức năng này làm cơ bắp bị hao mòn và gây tình trạng suy dinh dưỡng. Do đó, bệnh nhân xơ gan được khuyến cáo bổ sung 25-35Kcal và 1-1,2g protein cho mỗi kg thể trọng mỗi ngày. Cách tốt nhất là ăn nhẹ giữa các bữa chính (thường sau mỗi bữa ăn từ 2 đến 3 giờ đồng hồ). Đồ ăn nhẹ thích hợp gồm bánh mì nướng, bánh quy giòn, trái cây, ngũ cốc và sữa. Bệnh nhân cũng được khuyên hạn chế ăn muối, thực phẩm đóng hộp, nước đóng chai có hàm lượng natri cao và các loại bơ mặn, nước sốt ăn liền.
Wilson là bệnh rối loạn chuyển hóa do sự tích tụ đồng trong gan và các cơ quan khác. Trong bệnh này, gan không thể chuyển hóa và loại bỏ đồng ra khỏi cơ thể. Vì vậy không nên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đồng như sô cô la, các loại hạt, nấm và động vật có vỏ.