Người Nga đã tạo ra được một nguyên tố hiếm

  •  
  • 4.676

Các nhà khoa học Nga đã thành công trong việc hóa hợp ra nguyên tố thứ 118 trong bảng tuần hoàn Mendeleev.

>>> Nhật Bản tìm ra nguyên tố hóa học thứ 113

Các nhà vật lý thuộc Viện khoa học nguyên tử tại vùng Dubne, ngoại thành Moscow đã tiến hành thí nghiệm hóa hợp nguyên tố 118 trong bảng tuần hoàn Mendeleev một cách thành công. Lần đầu tiên nguyên tố này được hóa hợp thành công là năm 2002.

Các nhà khoa học Nga đã tuyên bố chế tạo thành công nguyên tố hiếm thứ 118 trong bảng tuần hoàn Mendeleev.
Các nhà khoa học Nga đã tuyên bố chế tạo thành công
nguyên tố hiếm thứ 118 trong bảng tuần hoàn Mendeleev.

Trong tự nhiên, không tồn tại nguyên tố có số nguyên tử lớn hơn 92 tức là nặng hơn Uran. Những nguyên tố nặng hơn, như Pluton, thì chỉ có thể được tạo ra trong các phản ứng hạt nhân. Các nguyên tố nặng hơn Fermium chỉ có thể tạo được trong máy gia tốc, bằng cách bắn phá các hạt ion nặng. Sau khi kết hợp hạt nhân “đạn” dùng để bắn phá, chúng ta sẽ nhận được một nguyên tố mới.

Người ta dùng berkelium làm mục tiêu bắn phá. Trong hạt nhân của nó có 97 proton và khi thêm 20 proton từ “đạn” bắn phá là calci, chúng ta đã tạo ra được nguyên tố thứ 117. Quá trình bán phân rã của đồng vị berkelium là 320 đến 330 ngày. Sau thời gian này, một nửa chất này đã bị biến thành nguyên tố khác, có 98 proton (tức là đồng vị kali-249). Phản ứng giữa calci và kali đồng vị này cho ra nguyên tố 118.

Nguyên tố 118 lần đầu tiên được hóa hợp thành công năm 2006. Nhóm viện sỹ Yuri Oganesyan từ phòng thí nghiệm Flerov đã thông báo về sự ra đời của nguyên tố thứ 118, sau khi dùng máy gia tốc U-400 bắn phá cali bằng các hạt ion của đồng vị calci-48. Thời gian tồn tại của nguyên tố này chỉ là 0,9 mili giây.

Theo Báo Đất Việt
  • 4.676