Nguồn gốc tên gọi Trái đất

  •  
  • 1.219

Bảy trong số tám hành tinh của Hệ Mặt trời được đặt tên theo các vị thần Hy Lạp hoặc La Mã, ngoại trừ Trái đất.

Sự thật là, từ "earth" có nguồn gốc từ thuật ngữ "eorþe" trong tiếng Anh Cổ. Eorþe có nhiều nghĩa như "đất", "mặt đất" và "đất nước". Tuy nhiên, câu chuyện không bắt đầu ở đó.

Tiếng Anh cổ, tiền thân của Tiếng Anh hiện đại, được sử dụng cho đến khoảng năm 1150 CN, nó phát triển từ một hệ ngôn ngữ mẹ mà các học giả gọi là "Proto-Germanic".

Tiếng Đức ngày nay cũng là một phần của hệ ngôn ngữ trên. Do đó, "Earth" và "eorþe" có liên quan đến từ tiếng Đức hiện đại "Erde". Trong tiếng Đức, từ "Erde" có nghĩa là Trái đất hoặc bụi bẩn.

Chưa một nghiên cứu nào tìm ra người đặt tên cho Trái đất.
Chưa một nghiên cứu nào tìm ra người đặt tên cho Trái đất.

Trở lại năm 1783, nhà thiên văn học người Đức Johann Elert Bode đã đặt tên cho hành tinh thứ bảy từ Mặt Trời - sao Thiên Vương là "Uranus" (theo tên một vị thần Hy Lạp). Và mặc dù sao Diêm Vương (Pluto) không còn được coi là một hành tinh, chúng ta biết rằng cô bé 11 tuổi Venetia Burney đã đặt tên cho nó vào năm 1930.

Vậy ai đã đặt tên "Earth" cho hành tinh của chúng ta, hay chính xác hơn, từ ai là người quyết định lấy từ "earth" (nghĩa gốc là "đất") làm tên hành tinh? Thật đáng tiếc là danh tính của người này đã bị lãng quên theo thời gian, chưa một nghiên cứu nào có thể tìm ra được.

Tuy nhiên, rõ ràng là trong khi sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương đều bắt đầu là tên riêng của các vị thần cổ đại, "Trái đất" thì không. Đó là lý do hành tinh của chúng ta đôi khi được gọi là "earth" mà không cần viết hoa chữ "e".

Cập nhật: 05/01/2021 Theo Zing
  • 1.219