Biểu tượng của Australia - Nhà hát Opera Sydney. Đó là hình ảnh của một nhà hát Opera kiểu mới, do một nghệ sĩ nhạc sĩ bậc thầy là Eugène Gossens đã mang nặng đẻ đau, sáng tác ra nó, để rồi gặp nạn cuối đời ngay từ đứa con tinh thần của mình.
Eugène Gossens, nguyên là một nhà sáng tác nhạc kịch Opera, người Anh, đã sống và hoạt động nghệ thuật lâu năm ở Sydney và đã từng được tôn vinh là “người thống trị nền nhạc kịch Opera của nước Australia”. Chính ông đã cùng người bạn chí thân là kiến trúc sư Joern Utzon, người Đan Mạch, người đã đoạt giải cuộc thi quốc tế năm 1956 về thiết kế các nhà hát, đã nghiên cứu và xây dựng cái nhà hát Opera Sydney năm 1973.
Khi nhà hát mới được xây dựng xong với cái vỏ kiến trúc bên ngoài, một cuộc tranh luận ồn ào trong các giới cầm quyền Sydney và Australia đương thời. Chẳng may, các nhà cầm quyền của thành phố Australia và Sydney đương thời, đã bị “chủ nghĩa bảo thủ Anh” chi phối nặng, nên đã không chấp nhận một sản phẩm kiến trúc mới, mà họ lên án là “không giống ai”. Họ đã truy tố tác giả của nó ra toà với tội danh “phung phí ngân sách Nhà nước” vào một sản phẩm kiến trúc không thể chấp nhận, mặc dù Eugène Gossens và người bạn kiến trúc nổi tiếng của ông, đã kiên trì giải thích tâm niệm sáng tác rất trong sáng của mình. Họ muốn thể hiện một hình tượng đậm nét về những cánh buồm trắng đang lộng gió của một thuyền buồm lịch sử, đã nhiều lần đưa vị thuyền trưởng thần thoại “James Cook” (1728-1778) của nước Anh, ngược xuôi trên biển cả Thái Bình Dương và vùng Nam Cực trước đây, đã có công khám phá ra nhiều vùng đất mới rất quý giá là Châu Đại Dương, trong đó đã có nhiều vùng đất của Australia, nước NewZealand, và cả quần đảo mà ông đã đặt tên là Sandwichs, tức quần đảo Hawaii, bang thứ 50 của Hoa kỳ hiện nay, và thuyền trưởng James Cook đã hy sinh rất thương tâm trong một cuộc xô xát với thổ dân trên quần đảo Sandwichs năm 1778. Nhưng toà án đâu có chịu nghe, vì toà án Sydney hồi đó cũng bảo thủ không kém gì chính quyền Australia. Toà án cũng đã có ý định bỏ tù ông, nhưng sau đó có xét đến nhiều thành tích của ông đã đóng góp cho nền nhạc kịch Opera tại Australia, nên đã tuyên án trục xuất ông khỏi đất nước Australia vĩnh viễn, cấm ông quay lại đất nước này, mặc dù ông chưa hoàn thành phần nội thất của nhà hát.
Nhưng rồi việc phải đến đã đến. Nhà hát Opera Sydney cũng được nhân dân sử dụng lặng lẽ từ 1973, mặc dù nội thất chưa được hoàn thiện theo đúng tâm niệm của tác giả, vì đồng tác giả của nó là kiến trúc sư Joern Utzon cũng buồn bã bỏ Sydney ra đi. Qua thời gian khai thác có hiệu quả cao, nhà hát dần dần được quần chúng nhân dân Sydney và đông đảo khách nước ngoài khen ngợi, mô hình kiến trúc rất hình tượng của nó (các cánh buồm trắng lộng gió của thuyền trưởng James Cook) và nhà hát độc đáo này đã chiếm lại được lòng tin của đa số quần chúng nhân dân Sydney và Australia.
Đúng ngày 20-10-1993, tức là đúng 20 năm sau khi nhà hát được xây dựng, nhà hát Opera “không giống ai” này đã được khánh thành một cách tưng bừng trong một buổi lễ lớn nhân dịp Australia kỷ niệm 20 năm Australia sáng tạo ra "kì quan kiến trúc”, khi mà tác giả của nó Eugène Gossens đã ra đi vào cõi vĩnh hằng. Tên ông đã được tôn vinh, và một bức tượng lớn dựng hình ông đã được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong nhà hát, để lưu niệm cho đến ngày nay; tức là ngày nhân dân Australia lấy nhà hát Opera với cánh buồm trắng tượng trưng trên mái, làm biểu tượng của đất nước Australia.
Hiện nay, người dân trên thế giới khi thấy biểu tuợng này là biết mình đã tới thành phố biển Sydney Australia, và có dịp nhìn được bức tượng đồng của tác giả Eugène Gossens đã quá cố và suy ngẫm về một nghịch lý thường xảy ra trong nền nghệ thuật thế giới: không phải tuyệt tác nghệ thuật nào, kể cả nghệ thuật kiến trúc cũng đều được công nhận ngay khi mới ra đời và tác giả của nó đến khi qua đời rồi mới được tôn vinh.