Nhà khoa học nổi tiếng thế giới Boris Chertok từ trần khi chỉ chưa đầy hai tháng rưỡi nữa là đến ngày kỷ niệm sinh nhật đại thọ trăm tuổi.
Ngày 14/12 tại Mátxcơva, nhà nghiên cứu vĩ đại Chertok - cộng sự thân thiết của công trình sư thiên tài Sergei Korolev - đã ra đi vĩnh viễn.
Công lao của Boris Chertok đối với khoa học không gian Nga và toàn cầu có lẽ không thể nào tính hết. Ông đã trở thành một biểu tượng của kỷ nguyên những khám phá vĩ đại, những phát minh đột phá trong lĩnh vực vũ trụ, mở ra một chương mới huy hoàng trong lịch sử nhân loại.
Ngay từ cuối Chiến tranh thế giới II, là thành viên của Ủy ban đặc biệt, ông Chertok đến nước Đức và bắt đầu nghiên cứu mẫu tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới "V2" (Vergeltungswaffe-2). Sau chiến tranh, V2 là nguyên mẫu tên lửa đạn đạo được chế tạo tạo tại Liên Xô, Hoa Kỳ và các nước khác.
Chính vào thời gian này, Boris Chertok bắt đầu kết hợp làm việc chặt chẽ với Sergei Korolev. Trong chặng dài mấy thập kỷ tiếp theo, tất cả hoạt động của ông đều gắn bó với việc chế tạo những hệ thống điều khiển mới cho các bộ máy tên lửa và tàu vũ trụ.
Bà Alla Medvedeva Thư ký khoa học vũ trụ nổi tiếng với tên gọi “Những công trình Korolev” nói: “Cho đến tận giây phút cuối đời, Boris Chertok vẫn sống trong môi trường tụ hội mọi sự kiện gắn với ngành vũ trụ. Sự ra đi của ông để lại tiếc nuối vô hạn đối với thế giới ở kỷ nguyên vũ trụ này”.