Ngày 13/2: Galileo đối mặt với tòa án Giáo hội

  •  
  • 1.412

Galileo bị buộc tội ủng hộ học thuyết Copernicus mà cho rằng Trái đất quay xung quanh Mặt Trời.

>>> Ngày 28/12: Galileo phát hiện một hành tinh mới trong hệ Mặt Trời

Vào ngày 13/2/1633, nhà triết học, toán học và thiên văn học người Ý Galileo Galilei đã phải đến Rome để đối mặt với tòa án dị giáo, vì bị buộc tội ủng hộ học thuyết Copernicus mà cho rằng, Trái đất quay xung quanh Mặt Trời. Trong khi đó, vào thời của Galileo người ta vẫn tin vào việc Trái đất là trung tâm của vũ trụ và mọi hành tinh đều quay xung quanh Trái đất.

Sau đó, ông đã phải nhận tội để được giảm nhẹ hình phạt. Cuối cùng, Giáo hoàng Urban VIII quyết định xử ông tội dị giáo và bắt ông phải chịu sự giám sát của nhà thờ trong suốt phần đời còn lại. Galileo sống nốt quãng đời còn lại của mình trong biệt thự tại Arcetri, gần Florence trước khi mất vào năm 1642.

Ngày 13/2: Galileo đối mặt với tòa án Giáo hội
Galileo bị kết tội dị giáo, vì phản bác lại giáo lý của Giáo hội Công giáo La Mã.

Galileo Galilei là con trai của một nhạc sĩ, ông sinh ra ngày 15/2/1564, tại Pisa, Italia. Ông vào đại học Pisa theo ngành y, nhưng sau đó ông lại chuyển sang học triết và toán học. Năm 1589, ông bắt đầu trở thành một trong những giáo sư tại Đại học Pisa, trong thời gian này ông cũng đã chứng minh lý thuyết tốc độ rơi của một vật không phụ thuộc vào trọng lượng của vật đó. Để chứng minh được lý thuyết này, ông đã thử nghiệm việc thả rơi nhiều đồ vật khác nhau từ Tháp nghiêng Pisa.

Từ năm 1592 đến 1630, Galileo bắt đầu chế tạo một chiếc kính thiên văn, giúp ông quan sát được các ngôi sao. Trong khoảng thời gian này, ông cũng phát hiện ra 4 vệ tinh lớn nhất của sao Mộc và quỹ đạo của sao Thổ. Ông phát hiện ra thiên hà Milky Way và công bố nghiên cứu của mình vào năm 1610, Galileo đã nhận được sự ủng hộ và hoan nghênh của nhiều nhà khoa học lúc bấy giờ.

Thông qua việc quan sát các ngôi sao, Galileo phát hiện ra rằng Trái đất đang quay xung quanh Mặt Trời, cũng như các ngôi sao khác, chứ không phải trung tâm của vũ trụ. Ông càng ủng hộ học thuyết của nhà thiên văn Ba Lan, Nicolaus Copernicus (1473-1573).

Ngày 13/2: Galileo đối mặt với tòa án Giáo hội
Ông là người ủng hộ học thuyết của Copernicus, cho rằng Mặt Trời là trung tâm.

Tuy nhiên học thuyết của Copernicus, cho rằng Mặt Trời là trung tâm, lại trái ngược với giáo lý của Giáo hội Công giáo La Mã, đang cai trị nước Ý lúc bấy giờ. Giáo hội cho rằng Trái đất là trung tâm của vạn vật chứ không phải Mặt Trời, do đó mọi học thuyết phản bác lại điều này đều bị coi là dị giáo.

Sau khi Galileo bị đưa ra xét xử trước tòa án Giáo hội và tuyên án dị giáo, mọi tài liệu và ghi chép của ông cũng bị cấm lưu hành trong dân chúng. Mãi tới tận năm 1992, Vatican mới chính thức thừa nhận sai lầm của mình trong việc tuyên án Galileo. Và ngày hôm nay, Galileo được vinh danh như một trong những nhà khoa học có đóng góp rất lớn cho thiên văn học hiện đại.

Theo Trí Thức Trẻ, Wiki
  • 1.412