Nhiễm sắc thể Y giúp dò tìm cụ tổ

  •  
  • 902

Có phải những cuộc chinh phạt và những nàng thê thiếp đã phát tán những gene của một người đàn ông khắp Trung Hoa (?)

Cặp nhiễm sắc thể XY

Cặp nhiễm sắc thể XY
(Ảnh: futura-sciences)

Theo một nghiên cứu mới đây dựa trên thông tin di truyền từ NST giới tính Y thì khoảng 1,5 triệu người tại Mông Cổ và phía bắc Trung Hoa có chung tổ tiên. Các dữ liệu lịch sử cho thấy có thể tổ tiên chung của họ là một người đàn ông tên Giocangga sống vào giữa thế kỷ 16 mà con cháu của ông ta đã sáng lập nên nhà Thanh cai trị Trung Quốc từ 1644 đến 1912.

Phân tích này cũng tương tự như một nghiên cứu đã gây tranh cãi vào năm 2003 khi cho rằng gần 16 triệu người đàn ông Trung Quốc hiện nay có thể là con cháu của Thành Cát Tư Hãn.

Tương tự như con cháu của Thành Cát Tư Hãn, hậu duệ của Giocangga cai trị một vùng thảo nguyên rộng lớn sống cuộc sống đế vương có rất nhiều vợ cũng như phi tần. Nghiên cứu đăng trên tháng này của American Journal of Human Genetics cho rằng đây là một chiến lược duy trì nòi giống rất hiệu quả

"Kiểu duy trì nòi giống lợi thế này có lẽ là một đặc trưng di truyền của con người quan trọng hơn chúng ta đã nhận định" theo Chris Tyler-Smith, at the Wellcome Trust Sanger Institute, Hinxton, UK, người chỉ huy cả hai công trình trên.

Tính bất biến của NST giới tính Y

Để chứng minh khả năng sinh sản của những nhà chinh phục, các nhà khoa học phải thực hiện trên cả dữ kiện lịch sử và phân tích di truyền. Hầu hết các thông tin hữu dụng đều có trong NST giới tính Y( tồn tại ở tất cả đàn ông) và NST Y có xu hướng ổn định.

Các NST khác rất dễ trao đổi thông tin di truyền với nhau. Tuy nhiên trong suốt quá trình thụ tinh, NST Y bắt cặp với X ( một NST cực lớn so với NST Y) và việc này ngăn trở sự trao đổi đoạn giữa 2 NST. Điều này có nghĩa là NST Y rất ít thay đổi qua các thế hệ, rất thuận lợi nếu được sử dụng như tác nhân xác định nguồn gốc tổ tiên.

Trong phân tích gần đây nhóm Tyler-Smith tại Anh và Trung Hoa kiểm tra NST giới tính Y của 1000 người châu Á. Kết quả sau khi so sánh trình tự DNA của NST giới tính Y cho thấy có sự tương tự đương 3,3%. Thông tin di truyền tương đương này có thể cho thấy những người này có cùng tổ tiên cách đây khoảng 6 thế kỷ.

Để xác định được chủ nhân thật sự của NST giới tính Y này, Tyler-Smith lật lại những chứng cứ lịch sử. Họ cho rằng đó chính là Giocangga.

Một tầng lớp quí tộc thừa hưởng gene từ Giocangga trong suốt thời kỳ cai trị của họ mãi cho đến năm 1912. Thậm chí tầng lớp quí tộc thấp cũng có rất nhiều thê thiếp đó có thể là lý do tại sao NST giới tính Y của Giocangga lại được phân tán rộng đến thế.

Nói thêm về giả thuyết của Tyler-Smith, người Mãn trong quân đội chỉ kết hôn với những người trong bộ tộc và ngày nay những nhóm này có tỉ lệ NST giới tính Y của Giocangga cao nhất

Chỉ có NST Y của Thành Cát Tư Hãn là có thể so sánh với NST giới tính Y của Giocangga khi đạt tỉ lệ khoảng 2,5%, theo Tyler-Smith

Chủ nhân của NST giới tính Y

Theo các nhà di truyền rất khó để có được những thông tin chính xác về nguồn gốc của NST và nếu phụ thuộc vào các bằng chứng lịch sử thì càng khó tin cậy.

"Nhưng tất cả các nhà di truyền đều biết rằng chúng ta là những hóa thạch sống", theo lời Steve Jones of University College London, người khẳng định giả thuyết về Giangga không phải là không hợp lý. Martin Richards, nhà di truyền học người tại University of Leeds, UK, cho rằng phân tích Tyler-Smith chỉ ra nguồn gốc của NST giới tính là một trong những phân tích hợp lý nhất mà ông từng được biết.

Tuy nhiên một số khác lại phản đối. Thật quá phiêu lưu khi khẳng định đó là NST của Giocangga, như lời Stanford's Luca Cavalli-Sforza. Ông còn cho rằng kể cả nghiên cứu trên Thành Cát Tư Hãn đêu được đồn thổi một cách thái quá!

Các nhà nghiên cứu có thể chứng minh giả thuyết của họ bằng cách thử nghiệm trên con cháu của Giocangga. Nhưng bao giờ nói cũng dễ hơn làm. Mặc dù tầng lớp quí tộc có 80.000 người vào 1912, tuy nhiên Cách mạng Văn hóa trong thập niên 1960 và 1970 đã khiến tất cả mọi người trong tầng lớp quí tộc đếu che dấu thân phận vì không muốn bị hãm hại, và rất nhiều thông tin cung đã bị phá hủy. Một vài người đàn ông mà người ta tin rằng có thể giúp truy ngược lại ông tổ Giocangga lại không muốn cung cấp DNA cho các nhà nghiên cứu.

Theo Nature, Sinh học Việt Nam
  • 902