Những bệnh dễ phát tác về đêm

  •  
  • 704

Hoạt động sinh lý của cơ thể có quy luật, bệnh lý cũng vậy. Dưới đây là một số căn bệnh thường phát tác về đêm khiến người bệnh có thể bị đe dọa về tính mạng và sức khoẻ.

Bệnh hẹp, hở van tim

Quan sát những người bị hẹp, hở van tim, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng, bệnh hẹp, hở van tim sau 24g biến đổi có quy luật nhất định. Ít nguy hiểm nhất là khoảng thời gian từ 5g sáng - 2g chiều.

Thời gian từ 0 - 1g đêm là nguy hiểm nhất. Đó là vì trong lúc ngủ mơ, não sẽ bị kích động làm cho huyết áp tăng cao, thở hổn hển, tim đập nhanh khiến bệnh nhân bị mệt và đau nhói.

Thời gian từ 7 - 9g tối là cao trào thứ hai phát bệnh trong ngày, đây là thời điểm sau khi ăn tối xong. Nguyên nhân chính do người bệnh ăn uống không kiêng khem, có thể do uống rượu quá nhiều, vận động quá mạnh…

Theo lời khuyên của bác sĩ, người bệnh nên dùng thuốc trị bệnh tim trước khi đi ngủ.

Bệnh hen suyễn

(Ảnh  minh họa: palestinercs)

Bệnh này hay phát tác về đêm, nhất là thời điểm nửa đêm về sáng. Nguyên nhân do thời điểm nửa đêm về sáng tính phản ứng của đường hô hấp là cao nhất. Không khí về đêm khô ráo, tính hưng phấn của hệ thần kinh chi phối khí quản cũng cao hơn.

Người bệnh bị hen suyễn khi phát tác thường có biểu hiện khó thở, có tiếng rít, ngực đau thắt, không thể nằm yên mà phải ngồi dậy.

Hiện nay, các bác sĩ nội khoa dùng Atropine để đề phòng chứng khó thở về đêm cho bệnh nhân. Thực tiễn lâm sàng cho thấy, người bệnh sau khi uống thuốc này vào lúc 10g tối, dùng liên tục trong khoảng 3 ngày thì 50% số người không bị mắc bệnh khó thở về đêm nữa.

Có một số người phát bệnh nhưng tình trạng bệnh đã giảm rõ rệt.

Bệnh tê chân

Đây là căn bệnh thường gặp ở người già từ 65 tuổi trở lên. Triệu chứng của bệnh là khi đi ngủ thường thấy bắp chân tê cứng, buồn như có kiến bò sau đó ngứa và lạnh khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, ngủ không ngon giấc.

Quá trình mắc bệnh thường kéo dài. Người bệnh chủ quan không chữa trị sẽ kéo dài ngày càng nặng thêm. Để cải thiện tình hình, trước khi đi ngủ nên ngâm chân vào nước ấm để tăng tuần hoàn máu ở chân. Có thể dùng thuốc giảm huyết quản, thuốc an thần.

Bệnh đột quỵ

Bệnh này thường mắc phải ở những người già đã bị xơ cứng động mạch. Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, thời gian phát bệnh thường vào ban đêm. Người nhẹ thì bị hoa mắt chóng mặt, người nặng thì méo mồm…

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đột quỵ là do bệnh nhân mắc chứng xơ cứng động mạch hoặc máu bị nhiễm mỡ cao.

Đối với người bị xơ cứng động mạch, cần phải tiến hành kiểm tra máu thường xuyên theo định kỳ. Ngoài ra, bữa tối không nên ăn thức ăn chứa hàm lượng đường cao vì sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu. Buổi tối nên ăn thức ăn có chứa nhiều abumin là tốt nhất.

Các bác sĩ cũng cảnh báo về những căn bệnh thường xuất hiện về đêm như: Viêm bả vai, viêm khớp, đau răng, sốt. Nếu như nắm được quy luật phát tác của bệnh chúng ta có thể tìm ra phương pháp phòng ngừa thích hợp.

Theo Tuổi trẻ, Dân trí
  • 704