Những bí mật về matcha có thể bạn chưa biết

Tại sao bột Matcha lại có mùi tanh?
  •  
  • 2.932

Trà xanh của Nhật là nguyên liệu ưa thích của nhiều thực khách. Có một số bí mật thú vị về loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng này mà bạn có thể chưa biết.

Matcha đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực, được sử dụng phổ biến trong các nhà hàng và tiệm bánh, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Matcha làm từ lá trà, không phải trà ngâm trong nước

Matcha là loại bột nguyên chất nghiền từ lá trà.
Matcha là loại bột nguyên chất nghiền từ lá trà. (Ảnh: @kylebc86 / Instagram).

Matcha có nghĩa là "bột lá cây nguyên chất". Khi uống matcha, bạn đang được thưởng thức chính lá trà, không phải loại nước ngâm lá. Do đó, cùng với việc trà được trồng trong bóng râm, matcha chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa hơn so với trà xanh. Sau khi thu hoạch và phơi khô, lá trà được nghiền thành bột mịn.

2. Matcha bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng trở nên phổ biến ở Nhật Bản

Trồng trà xanh bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời nhà Đường (thế kỷ 7-10), sau đó được sử dụng trong nghi lễ thiền của Phật giáo. Vào khoảng thế kỷ 12, bột trà được mang từ Trung Quốc tới Nhật Bản. Khi trà xanh mất dần sự phổ biến ở Trung Quốc, các tu viện Nhật Bản và tầng lớp quý tộc đã đón nhận loại thực phẩm này.

Do quá trình chế biến phức tạp, phần lớn người dân không có cơ hội dùng matcha cho đến khi xuất hiện một phương pháp sản xuất hiệu quả hơn vào khoảng thế kỷ 18.

3. Một tách matcha chứa gấp 10 lần chất chống oxy hóa so với trà xanh thông thường

Matcha chứa một lớp chống oxy hóa đặc biệt có tên catechin.
Matcha chứa một lớp chống oxy hóa đặc biệt có tên catechin. (Ảnh: @kissatea/Instagram).

Vì matcha hầu như là lá trà nguyên chất, bạn sẽ nhận được đầy đủ lợi ích của trà, trong đó có nhiều chất chống oxy hóa hơn so với các loại thực phẩm khác như lựu, việt quất và quả acai.

Trà matcha cũng chứa một lớp chất chống oxy hóa đặc biệt có tên catechin, không có trong các thực phẩm khác. Chúng chống lại ảnh hưởng của các gốc tự do xuất phát từ ô nhiễm, tia tử ngoại, tia phóng xạ và hóa chất mà có thể làm tổn thương các tế bào và DNA.

4. Không phải loại matcha nào cũng giống nhau, một số loại rất đắt

Người tiêu dùng biết matcha có thể rất đắt với nhiều lựa chọn đa dạng, chất lượng. Matcha chia ra hai loại: koicha có lượng trà nguyên chất nhiều hơn, và usucha chứa ít hơn.

Do thành phần khác nhau, những loại matcha này cũng được sử dụng với mục đích khác nhau. Loại matcha cao cấp nhất có màu sáng nhất và hương vị tốt nhất có giá khoảng 1 USD/gram. Matcha chất lượng càng thấp thì màu càng đục và vị đắng hơn.

5. Hoạt chất L-Theanine trong matcha giúp bạn tỉnh táo lâu hơn cà phê

Cà phê vẫn chứa nhiều caffeine hơn so với matcha. Tuy nhiên, nhờ một loại axit amin có tên L-Theanine làm tăng lượng dopamine và serotonin, matcha giúp bạn thư giãn và tập trung suốt cả ngày.

6. Uống matcha tốt cho sức khỏe và giúp giảm cân

Matcha có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm cân.
Matcha có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm cân. (Ảnh: @jadeleafmatcha / Instagram).

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng matcha có thể tăng cường khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể lên tới 4 lần so với mức độ bình thường. Nhưng hãy nhớ rằng điều này không bao gồm kem matcha, sinh tố hay bánh rán, mà chỉ là trà gần như không có calo.

7. Matcha latte làm hạn chế tác dụng của matcha

Matcha latte với sự kết hợp nhẹ nhàng giữa trà và sữa ấm, là đồ uống yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, một loại protein trong sữa có tên casein liên kết với catechin trong matcha làm hạn chế những lợi ích cho sức khỏe.

8. Tại sao bột Matcha có mùi tanh?

Về cơ bản thì matcha nói riêng và trà xanh Nhật Bản sẽ có thiên hướng tươi và hơi có mùi "biển cả". Khi hai mùi này đi cùng nhau thì nhiều người sẽ có cảm tưởng là "tanh". Thế nhưng sự thật là mùi tanh là một mùi hoàn toàn khác.

Đa số những người uống trà xanh thường sẽ tiếp xúc với dạng trà xanh diệt men bằng cách xao chảo. Cách xao này loại bỏ phần lớn vị tươi và vị "biển cả". Hay trong sản xuất trà xanh thì nhà mình gọi đây là vị "ngái". Vì gu uống trà của người Việt thích vị bùi và thơm giòn của việc xao chảo hơn.

Nếu tìm hiểu sâu hơn thì thành phần chính tạo nên mùi tanh ở matcha được gọi là Dimethyl Sulfide (DMS).

Thành phần này giúp góp phần tạo nên mùi ngọt và béo đặc trưng ở một số loại thực phẩm. Như bia, thực phẩm từ sữa và cả trà nữa.

Nhưng ở nồng độ hơi cao một chút thì thành phần này có thể sẽ tạo nên hương vị “biển cả”. Và đây chính là mùi “rong biển” hay thấy ở matcha.

Ở tất cả các dòng trà xanh đều có DMS. Nhưng ở trà xanh Nhật Bản thì sẽ có nhiều hơn. Vì trà Nhật được diệt men bằng cách hấp. Những dòng trà xanh kiểu xao chảo của Việt Nam và Trung Quốc vẫn có thành phần này nhưng rất ít.

Trà xanh Nhật càng có chất lượng cao lại càng có nhiều DMS. Vì dòng cao cấp được chăm rất tốt nên sẽ giàu amino acid. Mà cứ nhiều amino acid thì bắt buộc phải có DMS.

Và mùi xanh tươi và hơi kiểu "biển cả" này không phải là mùi xấu. Mà là một kiểu hương vị đặc trưng phải có ở trà xanh Nhật.

Mùi tanh thật sự ở trà lại là câu chuyện khác. Kiểu trà tanh mùi kim loại hay trứng thối. Không hề có hương bùi và ngọt. Thì đấy đúng là trà kém chất lượng. Vì trà có thể là trà có chất lượng không tốt, đã quá cũ hoặc bảo quản không chuẩn. Trà xanh khi để lâu, hoặc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng, thì sẽ tanh kiểu như kim loại rỉ sét hoặc trứng thối.

Cập nhật: 27/09/2024 Theo Zing/danhtra
  • 2.932