Sắp tới đây, đội tuyển U23 Việt sẽ có cuộc chạm trán với Bahrain. Vậy bạn đã biết những gì về quốc gia đối thủ này?
Bahrain là một quốc gia quân chủ Ả Rập trên vịnh Ba Tư gồm một quần đảo nhỏ tập trung quanh đảo Bahrain, nằm giữa Qatar và duyên hải đông bắc của Ả Rập Xê Út. Dân số Bahrain đạt 1,425 triệu vào năm 2016, trong đó bao gồm gần 700.000 người ngoại quốc, chiếm một nửa tổng dân số.
Quốc gia này còn nhỏ hơn cả thủ đô Hà Nội.
Với diện tích 765,3km2, Bahrain là nước nhỏ nhất Trung Đông và bé thứ 3 tại Châu Á sau Maldives và Singapore. Thậm chí quốc gia này còn nhỏ hơn cả thủ đô Hà Nội (3.329km2).
Ngoài khối đảo chính, Bahrain còn có 33 đảo. Sau đó nhờ mở rộng nhân tạo nên lên được 84 đảo. Do khoảng cách các đảo quá gần và ở vùng nước nông nên trên bản đồ Bahrain nhìn như một đảo thống nhất.
Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi diện tích đất bình quân đầu người ở Bahrain đạt 4.212 người/dặm vuông, đông thứ 4 trên thế giới.
Bahrain tuyên bố độc lập vào năm 1971 sau sự thống trị của Iran.
Tuyên bố độc lập vào năm 1971 sau sự thống trị của Iran, Bahrain đã gia nhập Liên Hiệp Quốc (UN) cùng năm. Thậm chí vào năm 2002, Bahrain mới chính thức tuyên bố trở thành Vương quốc Bahrain, nằm dưới sự điều hành của hoàng gia và nhà vua.
Bahrain là một trong những nước theo đạo Hồi sớm nhất ở Trung Đông.
Bahrain là một trong những nước theo đạo Hồi sớm nhất ở Trung Đông. Quốc gia này công nhận Đạo Hồi là quốc giáo vào khoảng năm 628 sau công nguyên, tức chỉ 4 năm trước khi nhà tiên tri Muhammad qua đời. Điều thú vị là vào khoảng thế kỷ thứ 5 sau công nguyên, đạo Thiên chúa mới là tôn giáo chính tại vùng đất Bahrain do các cuộc Thập tự chinh cũng như sự xâm chiếm của người Cơ đốc. Đến thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, người Hồi Giáo mới chiếm lại được vùng đất này.
Số liệu của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy Bahrain là nước tiêu thụ điện năng bình quân đầu người lớn nhất Châu Á và nhiều thứ 3 thế giới chỉ sau Iceland và Na Uy. Chuyện này cũng dễ hiểu khi người dân phải sử dụng điều hòa, tủ lạnh… trong điều kiện thời tiết cực kỳ nóng bức.
Năm 1932, nơi này đã phát hiện ra dầu mỏ.
Bahrain là quốc gia Ả Rập đầu tiên tại Vùng vịnh phát hiện dầu mỏ vào năm 1932. Trên thực tế, quốc gia này từng phụ thuộc chủ yếu vào nghề thủy sản, ngọc trai… để sinh sống nhưng với sự thoái trào của thị trường ngọc trai, người dân Bahrain đã phải tìm kiếm hướng đi mới để mưu sinh.
Mặc dù phát hiện dầu mỏ và khai thác 40.000 thùng/ngày, Bahrain lại không muốn quá phụ thuộc vào loại "vàng đen" này.
Kể từ cuối thế kỷ 20, Bahrain đã đầu tư mạnh cho ngành ngân hàng và du lịch. Nguồn thi từ 2 mảng này khiến Bahrain không bị phụ thuộc quá nhiều vào dầu khí như các nước láng giềng Trung Đông khác. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Bahrain là một nước có thu nhập cao với GDP theo sức mua bình quân tương đương đạt 51.956 USD/người, đứng thứ 13 trên thế giới. Chỉ số phát triển con người (HDI) của nước này cũng đạt 0,824, đứng thứ 47/182 nước.
Hiện đồng Dollar Bahrain là đồng có giá trị mạnh trong top 5 đồng tiền có giá nhất thế giới.
Bahrain vốn nằm trên trục giao thương chính giữa Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Âu nên đã từng bị rất nhiều thế lực xâm chiếm, qua đó truyền bá, xây dựng văn hóa của họ. Bởi vậy nơi đây có rất nhiều di sản văn hóa, kiến trúc cũng như di tích lịch sử lâu đời. Hàng loạt đền thờ, pháo đài, lăng mộ tại Bahrain đã được tổ chức di sản văn hóa thế giới (UNESCO) công nhận.
Tương tự như Nhật Bản, Bahrain dù có thu nhập bình quân đầu người cao nhưng lại thiếu tài nguyên và phải nhập khẩu phần lớn lương thực, thực phẩm. Chỉ khoảng 2,82% diện tích tại Bahrain là có thể trồng trọt và chủ yếu phải nhờ vào biện pháp tưới nhỏ giọt do thiếu nước nghiêm trọng.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá cả tiêu dùng tại Bahrain khá đắt đỏ và du lịch tại đây hầu như chỉ dành cho người giàu.
Món cơm gà là món ăn biểu tượng của Bahrain.
Về ẩm thực, Bahrain có phong cách nấu nướng tương tự các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông với món cơm gà là món ăn biểu tượng của quốc gia.
Mặc dù là một nước nhỏ nhưng do từng bị xâm chiếm nhiều năm nên Bahrain rất chú trọng về quốc phòng. Quốc gia nhỏ bé này có tới 13.000 lính thường trực với đội hình máy bay, xe tăng thuộc hàng khủng ở Trung Đông. Ngân sách bình quân đầu người chi cho quốc phòng của Bahrain đạt 935,8 USD/người, cao thứ 9 trên thế giới. Năm 2017, quốc gia này chi tới gần 1,4 tỷ USD cho quân đội.
Tại Bahrain, phụ nữ có quyền bầu cử cũng như tham gia quân đội.
Dù là quốc gia Hồi giáo nhưng từng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nền văn hóa nên Bahrain có khá nhiều điều thú vị. Ví dụ phụ nữ có quyền bầu cử cũng như tham gia quân đội, điều vô cùng hiếm ở những nước Hồi giáo. Hay việc một bác sĩ nam được phép khám âm đạo cho bệnh nhân nữ nhưng phải nhìn qua 1 tấm kính và cấm chỉ được nhìn thẳng.
Ngoài ra, một số nguồn tin không chính thức cho biết Bahrain hiện đã không còn bãi biển công cộng khi hầu như mọi bãi biển ở đây đã được tư nhân hóa hoặc trao cho hoàng gia trong suốt 20 năm qua. Lượng bãi biển mở cửa cho công cộng tại Bahrain hiện nay chỉ chưa đến 5%. Như đã nói ở trên, Bahrain là quốc gia cho người giàu và không phải là nơi một du khách thông thường có thể ở lâu.