Những điều kỳ lạ về đất nước Ethiopia bạn sẽ khó mà tin nổi

  •   3,73
  • 3.986

Ethiopia là một đất nước xinh đẹp được thiên nhiên ưu đãi với một lịch sử phong phú cùng với hệ động vật hoang dã và cây xanh tuyệt vời. Là đất nước chưa từng bị đô hộ, nên bản sắc văn hóa tộc người ngày nay vẫn được người dân giữ lại. Hầu hết mọi người chỉ biết Ethiopia là quốc gia đẹp nhất ở châu Phi, nhưng vẫn còn nhiều điều thú vị khác của quốc gia này mà không phải ai cũng biết.

1. Nếu một năm có 12 tháng thì lịch của Ethiopia có tận 13 tháng trong một năm

Lịch Ethiopia có 12 tháng 30 ngày, gần giống với lịch Gregorian (lịch dương) mà chúng ta đang sử dụng. Nhưng có một sự khác biệt nhỏ đó là họ có tháng thứ 13 (chỉ có năm đến sáu ngày). Những ngày phụ này được gọi là ngày "epagomenal", về cơ bản đây chính là ngày nhuận. Những ngày bổ sung này đảm bảo rằng lịch tuân theo các mùa và các giai đoạn của Mặt Trăng. Việc bổ sung này đã dẫn đến sự khác biệt lớn về lịch của Ethiopia và lịch bình thường (chậm hơn chúng ta 7 năm).

Người Ethiopia cũng tuân theo một hệ thống đồng hồ rất khác. Họ tuân theo đồng hồ 12 giờ, trái ngược với hệ thống thời gian 24 giờ mà phần còn lại của thế giới tuân theo. Trong khi hầu hết mọi người bắt đầu ngày vào lúc nửa đêm (0 giờ) thì người Ethiopia lại bắt đầu ngày mới vào lúc bình minh. Vì thế, khi thế giới đang ở lúc 7 giờ sáng thì ở quốc gia Châu Phi này sẽ là 1 giờ sáng theo giờ ban ngày đối với người Ethiopia. Vào lúc 12 giờ trưa thì ở Ethiopia sẽ là 6 giờ ban ngày (Cái này khá giống với Trung Quốc, Việt Nam và một số nước đồng văn khác thời phong kiến, sử dụng hệ thống tính theo 12 canh giờ, mỗi canh giờ sẽ tương ứng với 12 giờ, nhưng bắt đầu ngày mới sẽ được tính là giờ Tí, được bắt đầu lúc nửa đêm). Bất chấp các quy chuẩn tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống thời gian này tồn tại cho đến ngày nay.

2. Vào năm 2017, mặc dù Ethiopia đã trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng gần một phần ba dân số vẫn ở mức dưới nghèo

Theo Global Economic Prospects của Ngân hàng Thế giới, Ethiopia là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới vào năm 2017. Trong khi tăng trưởng toàn cầu được dự báo là 2,7%, Ethiopia được dự đoán là 8,3%! Mặc dù những con số này nghe có vẻ đáng kinh ngạc, nhưng trên thực tế, tốc độ tăng trưởng cao nhưng Ethiopia vãn đang chìm sâu trong nợ công.

3. Ethiopia là nơi có hồ nước mặn nhất thế giới

Khi ai đó nói về các vùng nước mặn, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có lẽ sẽ là Biển Chết. Nhưng có những hồ nước mặn hơn nhiều so với Biển Chết. Trên thực tế, Biển Chết đứng ở vị trí thứ bảy và vùng nước chiếm vị trí đầu tiên là Ao Gaet'ale nằm ở Afar, Ethiopia. Nó được hình thành vào năm 2005 sau một trận động đất khiến một con suối nước nóng dưới lòng đất được hình thành trên bề mặt. Nước trong Ao Gaet'ale có nồng độ muối lên tới 43,3%.

4. Người Ethiopia không có họ

Người Ethiopia không có họ
Tên của người dân nơi đây sẽ bao gồm tên riêng, sau đó là tên của cha họ.

Quy ước đặt tên phổ biến trên toàn thế giới quy định tên riêng của một người, sẽ đứng trước hoặc sau họ của cha hoặc mẹ (tùy theo nền văn hóa). Nhưng ở Ethiopia, các quy tắc đặt tên sẽ có một chút khác biệt. Tên của người dân nơi đây sẽ bao gồm tên riêng, sau đó là tên của cha họ. Đôi khi, mọi người cũng có thể lấy tên của ông nội hoặc bất kỳ tổ tiên nam giới nào khác trong gia đình. Ngoài ra, phụ nữ không được đổi tên sau khi kết hôn.

5. Ethiopia là một trong những quốc gia tiêu thụ ít calo nhất trên thế giới

Trong số 172 quốc gia, Ethiopia chiếm vị trí thứ 167 về mức tiêu thụ calo. Người Ethiopia trung bình tiêu thụ 1.950 calo mỗi ngày. Còn thấp hơn lượng calo tiêu thụ tối thiểu mỗi ngày theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (2.200 calo).

Đối với nhiều cộng đồng ở Ethiopia, tồn tại hàng ngày là một điều hết sức khó khăn vì họ thường xuyên phải nhịn đói nhiều ngày vì không kiếm được cái ăn. Theo một nghiên cứu năm 2008, 16% dân số Ethiopia kiếm được ít hơn 1 đô la mỗi ngày. Chỉ 65% hộ gia đình nông thôn kiếm đủ tiền để đáp ứng lượng thức ăn tối thiểu hàng ngày là 2.200 calo.

6. Cà phê được phát hiện lần đầu tiên ở Ethiopia

Cà phê có vai trò quan trọng với người dân Ethiopia.
Cà phê có vai trò quan trọng với người dân Ethiopia.

Có một câu nói ở Ethiopia - "Buna dabo naw", câu nói này có nghĩa là "Cà phê là bánh mì của chúng tôi". Điều này chứng tỏ rõ ràng rằng cà phê quan trọng như thế nào đối với người dân Ethiopia. Có một niềm tin rộng rãi rằng Ethiopia có thể là nơi sản sinh ra cà phê. Đất nước này có một truyền thuyết phổ biến gắn liền với điều này. Một người chăn dê tên là "Kaldi" đang bận rộn chăn thả đàn dê của mình thì anh ta nhận thấy một con dê có những biểu hiện lạ, có vẻ như nó đang cực kỳ phấn khích.

Sau đó, con dê này liên tục nhảy lên bằng hai chân sau và không ngừng nghỉ suốt đêm. Sau đó, Kaldi nhận ra rằng con dê đã ăn một vài quả mọng màu đỏ từ một cây bụi nhỏ. Vì tò mò, anh đã ăn thử và cảm thấy rất ngạc nhiên khi nó khiến anh tràn đầy năng lượng. Sau đó anh đã đưa những quả này đến một tu viện gần đó. Ban đầu, các thầy tu còn hoài nghi về loại quả này, nhưng khi họ thử dùng hạt của chúng với nước nóng, họ đã cảm thấy rất thú vị về loại quả này.

Trên thực tế, không có bằng chứng xác thực nào về truyền thuyết này, nhưng nó trùng khớp với thời điểm cà phê bắt đầu được trồng ở Ethiopia.

7. Bộ xương người hóa thạch lâu đời nhất được phát hiện ở Ethiopia vào năm 1974

Ethiopia là một trong những quốc gia được nhắc đến nhiều nhất khi nói đến thế giới cổ sinh vật học. Năm 1963, Gerrard Dekker, một nhà thủy văn học người Hà Lan, đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá được sử dụng cách đây khoảng 1 triệu năm. Một khám phá quan trọng khác được thực hiện bởi Tim D. White, một nhà cổ sinh vật học. khi ông phát hiện ra một hóa thạch loài hominid 4,2 triệu năm tuổi.

Nhưng hóa thạch hominid được nhắc đến nhiều nhất sẽ phải là Lucy. Bộ xương là của một phụ nữ, do đó được đặt tên là "Lucy", và cô ấy sống cách đây 3,2 triệu năm. Cô thuộc về loài Australopithecus afarensis, một loài hominid đã tuyệt chủng. Cô là bộ xương người lâu đời nhất được phát hiện cho đến nay.

8. Thịt sống được coi là sơn hào hải vị của Ethiopia

Xu hướng này chủ yếu được thấy ở thành phố Addis Ababa, nơi thịt sống đang dần trở thành một món ăn được săn lùng. Loại thịt được dùng để ăn sống nhiều nhất là thịt bò. Ngoài ra còn có thịt dê, nhưng giá thành của nó hơi cao nên người ta sẽ ăn vào những dịp đặc biệt.

9. Nhiều thánh địa của Ethiopia cấm phụ nữ ra vào

Phụ nữ và động vật giống cái đều bị cấm vào thánh địa Mount Athos ở Ethiopia.
Phụ nữ và động vật giống cái đều bị cấm vào thánh địa Mount Athos ở Ethiopia.

Điểm trên có thể khiến bạn bật cười nhưng đó là sự thật 100%. Những người đã đến thăm Ethiopia sẽ xác nhận điều đó. Được biết đến với tên gọi “Mount Athos”, cơ sở tu viện này tuân theo các quy tắc được soạn thảo từ những năm 800 CN. Có khoảng 20 tu viện trong khuôn viên, và đây là nơi ở của 2.000 nhà sư. Những nhà sư này sống một cuộc sống hoàn toàn biệt lập với phần còn lại của thế giới. Họ bị cô lập đến mức bất kỳ ai muốn đến thăm thánh địa đều phải leo lên một bức tường lớn, và điều đó cũng chỉ có thể xảy ra khi được các nhà sư cho phép. Phụ nữ và động vật giống cái đều bị cấm vào thánh địa.

10. Tại thành phố Harar của Ethiopia, con người và linh cẩu đã cùng nhau chung sống hòa thuận từ thế kỷ 16

Cảnh tượng phổ biến trong thành phố Harar có tường bao quanh ở Ethiopia là những con linh cẩu lang thang trên đường phố để tìm kiếm thức ăn. Ở đây, linh cẩu không làm hại con người, và con người không sợ động vật. Những con linh cẩu sống trong các hang động ngay bên ngoài thành phố, và bất cứ khi nào chúng cần thức ăn, chúng sẽ tìm kiếm nó trong thành phố. Chúng được xem như những đặc vụ của thiên nhiên được cử đến để dọn dẹp đống hỗn độn mà mọi người tạo ra trong thành phố.

Kể từ thế kỷ 16, người dân đã dâng thức ăn cho linh cẩu để đánh dấu sự ra đời của nhà tiên tri Mohammed. Họ tin rằng nếu linh cẩu chấp nhận thức ăn, thì thời cơ tốt sẽ đến và ngược lại.

Cập nhật: 03/05/2021 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,73
  • 3.986