Những đồng tiền kỳ lạ nhất thế giới

  •   2,26
  • 21.999

Đồng tiền đã trải qua một chặng đường dài phát triển và đôi khi bất cứ thứ gì con người sử dụng để trao đổi đều được xem là "tiền tệ".

Những đồng xu khổng lồ

Loại tiền tệ bằng đá này được người dân ở đây sử dụng hàng thế kỷ qua, nhưng không ai nhớ rõ chúng xuất hiện từ khi nào. Chúng đều mang đặc điểm chung là rất nặng, làm từ đá vôi chở từ Palau sang. Đây là hòn đảo nằm cách đảo Yap chừng 400km về phía tây nam.

Đồng xu bằng đá
Sau khi trở thành loại tiền tệ, chúng được đục lỗ ở giữa để dễ vận chuyển.

Vấn đề ở chỗ hòn đảo này vốn không có kim loại quý hay đá vôi làm tiền xu. Trước kia, những thủy thủ qua lại ở đảo Palau tìm thấy đá vôi trong mỏ đá. Ban đầu, họ chỉ làm những đồng xu bằng đá nhỏ còn gọi là "hòn đá Rai". Tuy nhiên, để có được số đá vôi này, các thủy thủ phải đối mặt với nhiều rủi ro và cả dân bản địa không mấy thân thiện.

Hàng trình đưa đá vôi về Yap càng không đơn giản. Bởi vậy người dân khi đó rất coi trọng những đồng tiền của mình. Sau đó, đồng tiền đá trở thành tài sản và có thể mua bán xoay vòng.

Càng về sau, kỹ thuật tạc đá được hoàn thiện dần khiến những đồng xu đá lớn tới mức to hơn cả người thật. Sau khi trở thành loại tiền tệ, chúng được đục lỗ ở giữa để dễ vận chuyển.

Có những đồng tiền được đúc với trọng lượng và kích thước cần 20 người đàn ông trưởng thành di chuyển từ nơi này tới nơi khác. Khi đó, hệ thống tiền tệ của người dân dựa theo sự sở hữu truyền miệng. Tức là để mua một món đồ, họ chỉ cần sự chấp thuận của chủ sở hữu và di chuyển viên đá tới nơi là xong.

Đồng xu khổng lồ làm từ đá Rai của người dân đảo  Yap, thuộc Micronesia, Thái Bình Dương.
Đồng xu khổng lồ làm từ đá Rai của người dân đảo Yap, thuộc Micronesia, Thái Bình Dương. (Ảnh: Flickr)

Tại nhiều khu vực Tây Phi cho tới tận thế kỷ 20, những chiếc lưỡi câu làm bằng sắt vẫn được sử dụng làm phương tiện trao đổi kinh doanh.

Trong khi đó, đồng tiền xu trị giá 1 triệu USD của Canada nặng gần 100kg với nguyên liệu chính là vàng ròng.

Đế quốc Vijayanagara cổ đại tại nam Ấn Độ được công nhận là nơi sản sinh ra loại đồng xu nhỏ nhất trong lịch sử tiền đúc bởi nó chỉ nặng 1,7 gram và đường kính rộng 4mm.

Tiền "ăn được"

Ngũ cốc cũng có thể được làm tiền tệ.
Ngũ cốc cũng có thể được làm tiền tệ. (Ảnh: darinsnaturals)

Cách đây hàng thế kỷ, nhiều khu vực Đông Phi và sa mạc Sahara lưu hành một trong những phương thức thanh toán cổ nhất thế giới đó là trao đổi hàng hóa. Điển hình là việc người dân mua thực phẩm bằng cách trao đổi những củ nghệ được gói trong xơ dừa. Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, hạt cacao được dùng làm phương tiện để thanh toán.

Đồng tiền "lạc loài"

Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trên đồng 500 Tugrik của Mông Cổ.
Cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy trên đồng 500 Tugrik của Mông Cổ. (Ảnh: Creditcards)

Mặc dù nhẹ về trọng lượng, đồng 500 Tugrik của Mông Cổ lại có giá trị rất lớn bởi nó in hình cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đang phát biểu.

Năm 2007, đảo quốc Palau nằm ở Nam Thái Bình Dương đã ban hành đồng xu có hình Đức mẹ Đồng trinh.

Vào năm 2008, khoảng 50 triệu Chile peso bị đúc sai chính tả thành "Cộng hòa Chiie".

Đồng tiền dành riêng cho từng khu vực

Một số đồng tiền chỉ được lưu hành trong một khu vực và mốc lịch sử nhất định. Nhiều thị trấn và thành phố tại Mỹ đã tạo ra những loại tiền chỉ để sử dụng trong từng vùng nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế địa phương và tránh tác động từ các cuộc suy thoái kinh tế như đồng Berkshare, Bay Buck, Ithaca Hour và Potomac.

Việc ban hành đồng tiền riêng sử dụng tại từng khu vực sẽ giúp chính quyền dễ dàng kiểm soát lượng tiền lưu thông. Đây chính là lý do Nhật Bản từng cho phát hành các tờ yen quân sự tại khu vực chiếm đóng gồm Philippines và Hong Kong.

Năm 1949, Liên Xô cho phát hành đồng tiền xu 100 Kronen tại khu vực Czechoslovakia với hình ảnh cố Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô - Josef Stalin. Quân đội Đức cũng từng phát hành đồng tiền quân sự khi chiếm đóng quần đảo Channel.

Cập nhật: 16/03/2021 Theo VNE/Dân Trí
  • 2,26
  • 21.999