Những giả thuyết về Camelot: Tòa thành huyền thoại của vua Arthur

  •   3,33
  • 1.872

Truyền thuyết về vua Arthur cũng các hiệp sĩ là một phần gắn liền với văn hóa Anh, tôn vinh tinh thần hào hiệp, tình bạn và tình yêu. Thế nhưng, trớ trêu thay đó cũng chính là nguyên nhân đã đẩy vương quốc của vị vua vĩ đại vào sự sụp đổ.

Cho đến ngày nay, vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra về tính xác thực của thành Camelot – nơi được xem là kinh đô của vương quốc, cùng với đó là các giả thuyết thú vị không kém.

Camelot trong truyền thuyết nằm ở đâu?

Nhiều người tin rằng Camelot chỉ là một tòa thành hư cấu thuộc vương quốc Logres được cai trị bởi vua Arthur. Vị trí của nó có vẻ như nằm ở Vương quốc Anh, đây cũng là nơi có ngôi nhà với chiếc bàn tròn huyền thoại được nhắc đến trong các truyền thuyết về vua Arthur.

Trong văn học lãng mạn, người ta miêu tả thành Camelot tọa lạc bên cạnh một con sông và bao xung quanh là những cánh rừng cùng đồng lúa trải dài. Phía bên trong các bức tường của nó, còn có một nhà thờ được gọi là St.Stephens.

Vị trí của tòa thành này có vẻ như nằm ở Vương quốc Anh.
Vị trí của tòa thành này có vẻ như nằm ở Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, như miêu tả này hoàn mơ hồ và dường như chưa đủ để chứng minh sự tồn tại của Camelot.

Dấu vết của Camelot trong lịch sử

Văn bản cổ nhất có đề cập đến địa danh Camelot là một tập thơ xứ Wales được viết vào thời trung cổ tại Aneirin vào 594 TCN, được gọi là Y Gododdin.

Năm 830, vua Arthur được nhắc đến trong tác phẩm Lịch sử của người Anh của tác giả Nennius.

Tiếp đó, vào thế kỷ XII, Camelot lại được nhắc đến, lần đầu tiên trong tiểu thuyết lãng mạn của Pháp.

Camelot cũng được đề cập đến trong bài thơ Lancelot – Chàng hiệp sĩ trên xe ngựa của Chrétien de Troyes năm 1170.

Bên cạnh đó, Camelot cũng xuất hiện trong một bản mô tả chi tiết hơn xuất hiện vào thế kỷ XIII với một loạt tài liệu văn học tiếng Pháp có tên gọi Vulgate và Post-Vulgate.

Nhà nghiên cứu Norris Lcay đã khẳng định các tài liệu này được sáng tác từ năm 1215 đến 1235 bởi một hoặc một nhóm tác giả ẩn danh. Ở các tài liệu này, ngoài việc miêu tả Camelot chi tiết hơn, thì còn có thêm những yếu tố mang tính giả tưởng và phiêu lưu.

Giả thiết về vị trí thức tế của thành Camelot

Mặc dù Camelot được cho là sản phẩm hư cấu, nhưng vẫn có nhiều người bao gồm các học giả, khảo cổ học, nhà nghiên cứu lịch sử,... đặt ra suy đoán về vị trí thực tế của nó.

Chrétien de Troyes và tác giả Geoffrey Monmouth tin rằng Camelot được xây dựng tại ở Caerleon, xứ Wales.

Một giả thuyết khác lại cho rằng vị trí của Camelot là thị trấn hư cấu Carduel.
Một giả thuyết khác lại cho rằng vị trí của Camelot là thị trấn hư cấu Carduel.

Bởi vua Arthur được con là một người Anh gốc La Mã và người dân xứ Wales là hậu duệ trực tiếp của người Anh gốc La Mã, điều này khá hợp lý với lời tuyên bố về Caerleon. Một giả thuyết khác lại cho rằng vị trí của Camelot là thị trấn hư cấu Carduel, dựa trên thị trấn tại Carlisle.

Trong cuốn sách Morte d’Arthur của mình, Sir Thomas Malory nhắc đến Camelot theo chiều hướng ở Hampshire, trong một thị trấn được gọi là Winchester. Giả thuyết này cũng không hẳn vô căn cứ khi tại lâu đài Winchester còn trừng bày một chiếc bàn gỗ tròn có tuổi thọ hàng trăm năm, trên bàn còn khắc tên vua Arthur và 24 hiệp sĩ của ông.

Hơn thế nữa, Winchester còn là thủ đô và là nơi đặt triều đình của vua Alfred Đại đế vào thế kỷ IX. Vị vua được xem như một chiến binh vĩ đại, nhà lãnh đạo khôn khéo, nhà làm luật và chính khách tuyệt vời – những đặc điểm cũng trùng khớp với miêu tả về vua Arthur.

Một địa điểm nhiều nghi vấn khác ở Anh là lâu đài Cadbury thuộc hạt Somerset, theo nhà khảo cổ học John Leland. Giả thuyết cho rằng Camelot từng nằm ở đây là do một số kết quả khảo cổ tại khu vực đưa ra.

Theo đó, nơi này từng có một cộng đồng dân cư giàu có, buôn bán tấp nập và có thể khẳng định rằng đó là lâu đài của một vị vua thuộc thời kỳ Đêm Trường. Hai thị trần còn tồn lại ở Anh – La Mã được gọi là Camulodunum, hiện nay có tên Colchester và Outlane. Camulodunum có thể là nguồn gốc của tên gọi Camelot.

Cập nhật: 30/04/2020 Theo doanhnghiepvn/helino
  • 3,33
  • 1.872