Những bức ảnh về trận Đại hồng thủy này đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Hơn 50 năm đã trôi qua nhưng không ít người vẫn còn nhớ và nhắc lại nó mỗi khi bước vào mùa mưa lũ.
Trận lụt năm 1971 (hay còn được biết đến với tên gọi Đại hồng thủy 1971) là một đợt lũ lụt rất lớn xảy ra ở các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng và sông Thái Bình vào giữa tháng 8 năm 1971. Trong ảnh là Cầu Long Biên (Hà Nội) trong những ngày nước lũ.
Đây là trận lũ lụt lớn nhất trong vòng hơn 250 năm qua ở miền Bắc. Ảnh lũ ở khu vực cầu Lai Vu (Hải Dương).
Tại thời điểm năm 1971, tại 13 tỉnh thành phía Bắc có sự cố vỡ đê lớn. Ngày 19 tháng 8, nước lũ tràn vỡ các đê ở hạ lưu sông Lô, sông Đà và tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Vĩnh Tường, đê bối Thanh Trì phía hữu ngạn sông Hồng. Đến ngày 20, vỡ đê Lâm Thao; sang ngày 21 thì vỡ đê Vĩnh Lại và đê Cao Xá. Nhiều đoạn đê khác cũng đã bị vỡ với chiều dài đoạn bị hỏng là tương đối lớn. Vỡ đê đã gây ngập lụt diện rộng trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh những ngày mưa lụt ở Lâm Thao, Thanh Ba (Phú Thọ).
Cảnh mưa lũ vùng Văn Cố (Hưng Yên).
Nước lũ ven sông Thương.
Vùng Việt Yên (Bắc Giang) trong mưa lũ.
Đập Đáy Cầu Phùng (Hà Nội) những ngày nước lũ.
Khu công nghiệp Việt Trì ngập chìm trong nước.
Cầu Đuống những ngày nước lũ.
Lũ lụt ở Đáp Cầu, Thị Cầu (Bắc Ninh).
Nhân dân ở Gia Lâm, Hải Dương, Hưng Yên khắc phục khó khăn do lũ làm sạt lở đê.
Lũ cuốn trôi nhà cửa, nhân dân Hoài Đức Hà Tây làm lán tạm ở trên đê.
Lụt ở thị xã Hải Dương.
Đường tàu hỏa, quốc lộ 1 đoạn từ Yên Viên đi Bắc Ninh ngập trong nước.
Trận lụt đã khiến khoảng 100.000 người thiệt mạng, ảnh hưởng tới khoảng 2,7 triệu người khác, ước tính thiệt hại lên đến con số 70 triệu đồng theo thời giá lúc bấy giờ (năm 1971) - tương đương với hàng chục nghìn tỉ đồng ngày nay. Tổng số trên 120.000 công trình liên quan đến nhà cửa, kho tàng bị ngập và trôi. Ảnh lãnh đạo Bộ Thủy Lợi bàn cách hàn khẩu đoạn đê vỡ.