Những loại đá quý khiến kim cương cũng trở nên... bình dân

  •  
  • 4.437

Kim cương từ lâu đã được coi là loại đá quý hàng "tối thượng", được con người nâng niu trân trọng, thước đo cho địa vị và giàu sang. Tuy nhiên, những viên kim cương thực ra cũng không quá đắt đỏ so với nhiều loại đá quý sau đây. Mức giá "chát chúa" đến nỗi cả kim cương cũng trở nên thật bình dân.

Top 5 loại đá quý đắt hơn cả kim cương

Kim cương từng rất hiếm

Trên thực tế, độ hiếm của kim cương đã được thừa nhận. Chúng ta có được những mẫu kim cương được khai quật ở Nam Phi từ năm 1800. Đến năm 1888, De Beers Consolidated Mines. Ltd được thành lập, độc quyền tất cả hoạt động sản xuất và phân phối kim cương. Tập đoàn này đã lao vào công cuộc tích trữ kim cương và hạn chế nguồn cung, khiến nhu cầu cũng như giá kim cương tăng lên rất nhiều.

Kim cương trắng tương đối dồi dào, nhưng một số loại có màu sắc đặc biệt hơn lại thực sự hiếm. Chẳng hạn kim cương xanh giá 3,93 triệu USD/carat hoặc kim cương hồng trị giá 1,19 triệu USD/carat (1 carat khoảng 200 milligrams).

Tuy nhiên, khi con người ngày càng khám phá ra nhiều loại đá quý khác, kim cương cũng không còn giữ vị trí độc tôn về độ hiếm và độ quý. Hãy cùng khám phá xem những loại đá quý nào đã đánh bại kim cương, một số loại thậm chí bạn còn chưa từng được nghe tên.

Jadeite

Jadeite
Loại đó này được tạo thành từ sodium aluminum silicate và rất cứng.

Jadeite (thường được gọi là cẩm thạch) là một loại đá quý có màu xanh lục, một số khác có màu đỏ, màu oải hương, vàng hoặc đen. Loại đá này có ý nghĩa rất đặc biệt đối với nền Trung Quốc, Maori và Meso-Mỹ. Loại đó này được tạo thành từ sodium aluminum silicate và rất cứng. Hiện nay, những loại cẩm thạch jadeite trên thế giới thường đến từ hai quốc gia Myanmar và Guatemala, một số ở các mỏ quặng của Nga, Canada, Nhật và Mỹ nhưng khan hiếm hơn.

Painite

Đây là loại đá quý hiếm nhất thế giới
Đây là loại đá quý hiếm nhất thế giới.

Painite là loại đá quý cực hiếm, phải nói là hiếm nhất thế giới hiện nay. Được phát hiện bởi nhà khoáng vật học người Anh và nhà buôn đá quý, Arthur CD Pain, vào những năm 1950. Viên đá màu đỏ cam đậm được tìm thấy ở Myanmar, hiện trên toàn thế giới cũng chỉ có khoảng 25 mẫu vật được tìm thấy. Painite có công thức phân tử là CaZrAl9O15(BO3).

Màu sắc độc lạ và độ hiếm của Painite trong tự nhiên khiến loại đá quý này có giá từ 50.000 USD - 60.000 USD/carat.

Musgravite

Musgravite
Viên đá Musgravite lớn nhất cho đến nay có trọng lượng là 5.74 carat.

Đá quý Musgravite được đặt theo tên của Dãy Musgrave ở Nam Úc, là nơi loại đá này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1967. Sau đó, các viên đá màu xám ô liu khác cũng được tìm thấy ở Greenland, Nam Cực, Sri Lanka và Madagascar. Đây là một dạng khoáng chất silicat với các thành phần tạo nên gồm beryllium (Be), magiê (Mg) và nhôm (Al). Viên đá Musgravite lớn nhất cho đến nay có trọng lượng là 5.74 carat, giá trị của nó rơi vào khoảng 35.000 USD/carat.

Alexandrite

Alexandrite
Loại đá này được phát hiện lần đầu tiên tại dãy núi Ural của Nga.

Alexandrite là cái tên tiếp theo trong danh sách này. Được xem là một loại đá độc đáo với những đặc điểm nổi bật như màu sắc rực rỡ giống tắc kè hoa. Dưới ánh sáng ban ngày, viên đá sẽ hiện lên như một con công lấp lánh và dưới ánh sáng đèn sợi đốt, nó sẽ có sự kết hợp màu sắc của ruby, đỏ và tím.

Loại đá này được phát hiện lần đầu tiên tại dãy núi Ural của Nga vào năm 1830, được đặt theo tên của Tzar Alexander II. Alexandrite có giá trị lên tới 12.000 USD/carat.

Red Beryl

Red Beryl
Màu sắc của nó là do các khoáng chất lẫn trong tinh thể tạo ra.

Red Beryl còn được gọi là ngọc lục bảo đỏ hoặc Bixbite đã được tìm thấy ở khu vực Utah, New Mexico và Bắc Mexico, là loại đá màu đỏ quý hiếm. Công thức hóa học của nó khá phức tạp: Al2Be3Si6O18 (beryllium silicat).

Màu sắc của nó cũng là do các khoáng chất lẫn trong tinh thể tạo ra. Tùy vào độ sạch, độ trong trong lượng của nó mà giá cả cũng có sự chênh lệch, tuy nhiên giá trị của nó ít nhất cũng phải tới 10.000 USD/carat.

Cập nhật: 16/12/2021 Theo VnReview
  • 4.437