Một nghiên cứu mới đây cho biết trong khi hầu hết mọi người tỏ ra thất vọng khi ai đó nhìn mình giận dữ, thì có một số ngược lại đó là những người có mức kích thích tố nam cao, những người này thực sự thích sự tức giận và cố khêu khích người khác.
Đồng nghiên cứu phó giáo sư tâm lý đại học của đại học Michigan Oliver Schultheiss cho biết đó là một dạng gây sự chú ý mà những biểu hiện giận dữ được đánh giá như là dấu hiệu tiêu cực ở hầu hết mọi người, tuy nhiên ở mức không nhận thức đó thì đối với một số người lại cảm thấy cực kỳ thích thú.
Nghiên cứu này có thể giúp đưa ra lý do tại sao 1 số người thích trêu chọc người khác, có lẽ những người này được củng cố hơn khi nhìn thấy ánh nhìn bực bội trên gương mặt người khác và sẽ tiếp tục chọc tức họ. Cho đến lúc mà cơn giận qua đi, họ ko lấy đó làm sợ sệt mà xem như một sự ban thưởng.
|
(Ảnh minh họa: Hjsoft.com) |
Chỉ đạo nghiên cứu Michelle Wirth đã tiến hành đo lượng kích thích tố ở những tình nguyện viên và sau đó cho họ thực hiện những tiến trình kích thích liên tục những hình ảnh khác nhau trên màng hình vi tính từ gương mặt giận dữ, bình thường hay ko có gương mặt nào.
Những người đàn ông và phụ nữ có lượng kích thích tố nam cao hơn những người khác cùng giới nhận thức chuỗi gương mặt giận dữ tốt hơn những chuỗi khác. Và hiện tượng này không xảy ra với người có mức kích thích tố nam thấp hơn.
Sự liên kết giữa mức kích thích tố nam và nhận thức tốt hơn những trình tự các gương mặt giận dữ trên bàn phiếm xảy trong tiềm thức tốt nhất khi các gương mặt giận dữ lướt qua.
Việc nhận biết tốt hơn những gương mặt giận dữ cho thấy đó giống như đang được ban thưởng, tương tự như chuột cố ấn vào đòn bẩy để nhận được một bữa chiêu đãi ngon lành. Về mặt giác quan, những người có lượng kích thích tố nam cao như đang được nhận sự ban thưởng chính là những gương mặt giận dữ và điều này không xảy ra ở người có mức kích thích tố nam thấp hơn
Nghiên cứu được đăng trên tập san Physiology and Behavior (Tâm Lý và Hành Vi). Ánh Phượng