Những sinh vật biển phát sáng tuyệt đẹp của đáy Thái Bình Dương sẽ khiến bạn mê mẩn

  •  
  • 1.204

Thế giới đại dương vẫn còn là một thế giới bí ẩn. Để chứng minh điều đó, một nhiếp ảnh gia đã tiết lộ các bức ảnh của những sinh vật nhiều màu sắc ở độ sâu rất tối của vùng biển Thái Bình Dương gần Hawaii.

Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Jeff Milisen, 37 tuổi, đã chụp những bức ảnh trong đêm khuya về nhiều sinh vật biển ngoài khơi đảo Kona của Hawaii. Anh đã phát hiện ra một loạt các sinh vật hiếm, đầy màu sắc, hấp dẫn và kỳ lạ.

Bộ sưu tập tuyệt đẹp bao gồm bạch tuộc màu cam, tôm hùm gai, bướm biển,...

Một con tôm hùm gai (phải) cưỡi một con sứa tím (trái) vào ban đêm
Một con tôm hùm gai (phải) cưỡi một con sứa tím (trái) vào ban đêm ở vùng nước bề mặt của đại dương sâu thẳm ngoài khơi Kailua Kona, Hawaii.

Bộ sưu tập, mang tên Blackwater ID, là tác phẩm trong đêm của Jeff Milisen. Anh nói: “Đối với những người ai không biết, đây là bộ sưu tập về một lớp động vật phong phú sống rất sâu ở khu vực trung mô, nơi quá tối để có thể nhìn thấy. Nhưng ở đó nguồn thức ăn hạn hẹp, vì vậy cứ đêm đến chúng bơi lên mặt nước để kiếm ăn. Lớp động vật này dày đến nỗi nó khiến thiết bị sonar báo lỗi.”

Người đàn ông 37 tuổi cho biết: “Người ta thường nghĩ đến những sinh vật lớn và hung dữ như cá mập ở đại dương rộng lớn. Nhưng 99% chín phần trăm sinh vật ở vùng nước tối tăm kia đều ở kích thước vĩ mô. Do đó, nếu hướng tới các sinh vật càng nhỏ, bạn sẽ càng tìm được nhiều sinh vật đáng kinh ngạc.”

Hình ảnh trên cho thấy một con tôm hùm gai (phải) cưỡi một con sứa màu tím vào ban đêm ở vùng nước bề mặt của đại dương sâu thẳm ngoài khơi Kailua Kona. Theo báo cáo của Thư viện Ảnh Tự nhiên, loài giáp xác ấu trùng này sử dụng vật chủ của nó như một nguồn thức ăn và vũ khí phòng thủ. Nó quay con sứa xung quanh để ngăn chặn những kẻ săn mồi bằng những xúc tu của con sứa.

Còn dưới đây là cá ngựa Hawaii.

Hippocampus fishingi
Hippocampus fishingi: Thường được gọi là cá ngựa Hawaii, sinh vật xinh đẹp này sống trong những đại dương hùng vĩ nhất và là một loài cá thuộc họ Syngnathidae. Nó có nguồn gốc từ Hawaii.

Milisen nói: “Đây là một loài đặc biệt. Chúng trông và hành động giống như cá ngựa thường với con non đang phát triển trong bụng, đặc trưng của con đực. Tuy nhiên, không giống như cá ngựa bình thường, đây là những động vật bơi tự do di chuyển theo chiều dọc giống như nhiều sinh vật trung mô khác. Thậm chí còn bay trên mặt nước.”

Lamprogrammus: Còn được gọi là Black Muffk, sinh vật là một con lươn đen.
Lamprogrammus: Còn được gọi là Black Muffk, sinh vật là một con lươn đen. Nhưng khi bơi trong nền đen, nó thực sự xuất hiện màu xanh và vàng.

Một trong những sinh vật mà anh bắt được trên phim là Cây Đèn Thần. Hay còn được gọi là Black Muffk, sinh vật này (một con lươn đen) thực sự xuất hiện màu xanh và vàng khi di chuyển trên phông nền đen của những con sóng đêm khuya.

Mực neon
Brachioteuthis: Đây là một loại mực "neon" phát ra màu sắc tươi sáng khi được chụp trong một số ánh sáng nhất định. Loài này phân bố rộng rãi và có nguồn gốc từ nhiều vùng của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải và Biển Đen.

Còn dưới đây là hình ảnh loài bướm biển.

Bướm biển
Cavolinia: Còn được gọi là Bướm biển, những sinh vật này là động vật thân mềm sống ở biển thuộc họ Cavoliniidae và có phân bố rộng: từ vùng biển châu Âu và biển Địa Trung Hải đến Đại Tây Dương

Cheilopogon: Đây là một loài thuộc họ cá chuồn. Chúng có đặc trưng là vây ở ngực rất lớn và cơ thể đầy màu sắc.
Cheilopogon: Đây là một loài thuộc họ cá chuồn. Chúng có đặc trưng là vây ở ngực rất lớn và cơ thể đầy màu sắc.

Physophora hydrostatica: Thường được gọi là siphonophore váy hula.
Physophora hydrostatica: Thường được gọi là siphonophore váy hula. Loài này có một khoang chứa đầy khí với đầu màu đỏ đậm. Chúng có chiều dài  20 mm và rất mỏng manh.

Anh chú thích: “Các siphonophore trôi dạt như các sinh vật phù du. Chúng có các cấu trúc giống như xúc tu và có mạng lưới các tế bào châm để bắt con mồi. Khi bị làm phiền, các siphonophores nhanh chóng cuộn lại trong xúc tu của chúng và di chuyển rất nhanh.”

Sthenoteuthis oaualaniensis
Sthenoteuthis oaualaniensis: Còn được biết đến là mực tím, là một loài thân mềm thuộc họ Ommastrephidae. Giống như các loài khác, nó cư trú ở tầng sâu 1000m dưới đại dương.

Mực kim cương
Thysanoteuthis rhombus: Còn được gọi là mực kim cương, một loài mực lớn có chiều dài tới 1m và trọng lượng tối đa là 30kg.

Chiến tranh giữa 2 con Sthenoteuthis
Chiến tranh giữa 2 con Sthenoteuthis.

Đây là một chi mực, một phần của phân họ Ommastrephinae, thường được gọi là "mực bay" vì chúng bơi lướt qua nước với ít lực.

Bạch tuộc màu da cam
Callistoctopus: được gọi là Bạch tuộc màu da cam, chúng có thể dễ dàng nhận dạng bằng màu đỏ của mình; các nhú trắng xếp dọc cơ thể chúng; và các xúc tu dài của chúng.

Bothus thedomi: Cá bơn trưởng thành này đôi khi bắt gặp gần bề mặt nước vào ban đêm
Bothus thedomi: Cá bơn trưởng thành này đôi khi bắt gặp gần bề mặt nước vào ban đêm.

Nomeid ở Cephea
Nomeid ở Cephea: Các chuyên gia gọi loài vật xinh đẹp này là loài sứa du mục khổng lồ, thường được thấy lặn trong vùng nước ấm nhiệt đới của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Từ năm 1970, nó cũng đã được tìm thấy ở biển Địa Trung Hải.

Lophiodes fimbriatu: Còn được gọi là Ngỗng biển
Lophiodes fimbriatu: Còn được gọi là Ngỗng biển, đây là loài cá câu thuộc họ Lophiidae được tìm thấy ở Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ và Thái Bình Dương, nơi chúng sống dưới đáy cát và bùn sâu hơn 1000m.

Bathypterois longipes: Cá nhện abyssal
Bathypterois longipes: Cá nhện abyssal, là một loài cá ba chân sâu, một loài cá tầng đáy sống dưới đáy Đại Tây Dương.

Tại sao chúng phát sáng trong đêm?

Giải thích cho lý do tại sao các sinh vật này phát sáng trong nước, nhiếp ảnh gia Milisen nói thêm: “Vì chúng sống ở nơi mà ánh sáng không thể xâm nhập và chỉ xuất hiện trên mặt nước vào ban đêm, chúng cần tạo ra ánh sáng của riêng chúng để tìm và nhận dạng lẫn nhau. Tuy nhiên, một số trong số chúng, đặc biệt là động vật không xương sống, sử dụng gelatin trong cơ thể để làm cho chúng gần như trong suốt".

Cập nhật: 09/03/2019 Theo Trí Thức Trẻ
  • 1.204