Nightingale Florence - Người sáng lập ngành điều dưỡng

  •  
  • 225

Nightingale Florence (12/5/1820 - 13/8/1910) là một nhà cải cách xã hội, nhà thống kê người Anh. Bà được coi là "bà tổ" ngành điều dưỡng hiện đại và trở thành một biểu tượng của văn hóa thời Victoria với hình ảnh "quý bà cầm ngọn đèn" đi chăm sóc cho thương binh.

Nightingale Florence sinh ra trong một gia đình thượng lưu người Anh ở thành phố Firenze, Toscana, Ý. Bà được tiếp xúc rất sớm với các tư tưởng tiến bộ, quan điểm tự do - nhân ái. Cha mẹ bà cũng dạy cho bà và chị gái lịch sử, toán, ngôn ngữ và triết học. 

Florence đã thể hiện tài năng trong việc phân tích dữ liệu - một nền tảng để bà trở thành người tiên phong trong lĩnh vực thống kê sau này. 

Chân dung y tá Nightingale Florence.
Chân dung y tá Nightingale Florence.

Trong khoảng năm 1853 - 1854, bà đảm nhiệm chức vụ giám đốc tại Viện chăm sóc nữ bệnh nhân ở Phố Upper Harley, London (Anh), trước khi đặt chân đến đến Doanh trại Selimiye ở Scutari vào đầu tháng 11 năm 1854, giữa lúc Chiến tranh Krym (Chiến tranh Krym (1853 - 1856) là cuộc chiến giữa Đế quốc Nga và phe đồng minh gồm Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Ottoman và Vương quốc Sardegna. Phần lớn các trận chiến xảy ra trên bán đảo Krym, nên được gọi là Chiến tranh Krym) đang căng thẳng.


Bức tranh mang tên “The Mission of Mercy: Florence Nightingale receiving the Wounded at Scutari” (tạm dịch: Sứ mệnh của lòng nhân từ: Florence Nightingale tiếp đón những người bị thương tại Scutari), mô tả cảnh nữ y tá tiếp nhận những người lính bị thương vào bệnh viện dã chiến.

Khi tới đây, Florence lập tức nhận ra sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và vệ sinh, dẫn đến nhiều binh lính bị tử vong. Bà đã yêu cầu và tự cải thiện các quy trình vệ sinh và hoạt động ở bệnh viện dã chiến, qua đó giảm tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng một cách đáng kể. 

Ảnh bà Florence thời trẻ.
Ảnh bà Florence thời trẻ.

Hằng đêm, bà đi kiểm tra tình hình sức khỏe của các thương binh và hình ảnh "Quý bà cầm ngọn đèn" cũng ra đời từ đây. Năm 1860, bà đặt nền móng cho ngành điều dưỡng bằng việc thành lập trường điều dưỡng tại Bệnh viện St Thomas ở London. 

Bản sao của bức tranh "Quý bà cầm ngọn đèn" của Henrietta Rae, năm 1891.
Bản sao của bức tranh "Quý bà cầm ngọn đèn" của Henrietta Rae, năm 1891.

Bên cạnh đó, Florence còn yêu cầu những cải cách xã hội như: Cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi tầng lớp trong xã hội Anh, mở rộng lực lượng lao động nữ… 

Florence Nightingale (giữa) cùng với lớp y tá tốt nghiệp trường St Thomas năm 1886
Florence Nightingale (giữa) cùng với lớp y tá tốt nghiệp trường St Thomas năm 1886 tại hạt Buckinghamshire, phía Đông Nam Anh Quốc.

Không chỉ vậy, bà còn có đóng góp trong lĩnh vực thống kê với sơ đồ Nightingale và lĩnh vực văn học với các tác phẩm liên quan đến việc truyền bá kiến thức y học.

Bỉ phát hành tem bưu chính nhằm ghi nhận cống hiến của bà với Hội Chữ thập đỏ khi ở Bỉ.
Năm 1939, Bỉ phát hành tem bưu chính nhằm ghi nhận cống hiến của bà với Hội Chữ thập đỏ khi ở Bỉ.

Nightingale Florence qua đời năm 1910, để lại nhiều thành tựu to lớn cho thế giới. Để tưởng niệm bà, cũng như tôn vinh những người làm ngành điều dưỡng, vào năm 1965, Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế đã quyết định lấy ngày sinh của bà (12/5) làm Ngày Quốc tế Điều dưỡng.

Sơ đồ Nightingale
“Sơ đồ phân tích nguyên nhân tử vong của binh lính”
của Florence Nightingale năm 1858. Dạng biểu đồ này hiện nay vẫn được sử dụng và được gọi là “sơ đồ Nightingale”.

Huân chương Nightingale Florence hiện nay cũng là danh hiệu cao quý nhất dành cho các y tá, điều dưỡng viên.

Tượng Florence Nightingale tại thành phố Derby, Anh Quốc.
Tượng Florence Nightingale tại thành phố Derby, Anh Quốc.

Huân chương Nightingale Florence
Huân chương Nightingale Florence tôn vinh những y tá, điều dưỡng viên xuất sắc nhất thế giới.

Cập nhật: 08/06/2024 PNVN
  • 225