Nữ xạ thủ chết chóc nhất thế giới khiến quân Hitler sợ khiếp vía

  •  
  • 2.619

Pavlichenko được cho là một trong những xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất mọi thời đại.

Đầu năm 1941, Lyudmila Pavlichenko theo học chuyên ngành lịch sử tại trường Đại học Kiev, Ukraine. Nhưng chỉ trong vòng một năm sau, cô đã trở thành một trong những xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất mọi thời đại với “thành tích” tiêu diệt 309 người, trong đó có 36 xạ thủ Đức.

Nữ xạ thủ Liên Xô Lyudmila Pavlichenko.
Nữ xạ thủ Liên Xô Lyudmila Pavlichenko.

Pavlichenko sinh năm 1916 tại một thị trấn nhỏ ở Ukraine, theo báo Mỹ Business Insider.

Ở tuổi 14, gia đình Pavlichenko chuyển đến Kiev, nơi cô bắt đầu làm công nhân mài kim loại trong nhà máy sản xuất vũ khí.

Giống như nhiều người trẻ khác ở Liên Xô thời điểm đó, Pavlichenko tham gia vào OSOAVIAKhIM - một tổ chức thể thao bán quân sự, dạy kỹ năng sử dụng vũ khí và các nghi thức cho thanh thiếu niên.

Theo tạp chí Smithsonian, Pavlichenko từng nói: "Khi một cậu bé hàng xóm khoe khoang về khả năng của cậu ấy tại trường bắn súng, tôi đã đặt kế hoạch thể hiện cho cậu ta thấy một cô gái cũng có thể làm điều đó. Vì vậy tôi đã luyện tập rất nhiều”.

Cô được mô tả là học sinh độc lập, "ngỗ nghịch trong lớp học".
Cô được mô tả là học sinh độc lập, "ngỗ nghịch trong lớp học".

Vào ngày 22/6/1941, khi quân đội Đức tràn vào Liên Xô, Pavlichenko quyết định gia nhập quân đội để bảo vệ quê hương. Nhưng ban đầu, cô bị từ chối nhập ngũ vì giới tính của mình.

“Cô ấy trông như người mẫu với móng tay đẹp, quần áo và kiểu tóc thời trang. Pavlichenko nói với người tuyển dụng rằng cô ấy muốn mang súng trường và chiến đấu. Người đàn ông đó chỉ cười và hỏi liệu cô ấy có biết tí gì về súng trường hay không”, trang Soviet-Awards.com viết về lần xin nhập ngũ của Pavlichenko.

Ngay cả sau khi Pavlichenko trình giấy chứng nhận nghề của cô và huy hiệu từ OSOAVIAKhIM, các quan chức vẫn chỉ để cô làm y tá.

Pavlichenko giải thích: "Họ không nhận phụ nữ vào quân đội, vì vậy tôi phải dùng đến tất cả kỹ năng để được nhận”.

Cuối cùng, Hồng Quân cho cô "thử việc" bằng cách đưa cô súng trường, cho cô đi gặp hai tên lính người Romani làm việc với quân Đức. Cô đã bắn hạ hai tên lính một cách dễ dàng và sau đó được nhận vào Sư đoàn Súng trường Chapayev số 25 của Hồng Quân.

Pavlichenko được cho là một trong những xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất mọi thời đại.
Pavlichenko được cho là một trong những xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất mọi thời đại.

Pavlichenko được điều đến chiến trường ở Hy Lạp và Moldova. Chỉ trong thời gian ngắn, cô đã thể hiện mình là tay bắn tỉa đáng sợ, hạ thủ 187 lính Đức trong 75 ngày đầu tiên ra trận.

Trong những trận chiến này, xạ thủ phải chiến đấu giữa kẻ thù, thường là ở xa đồng đội. Đó là công việc cực kỳ nguy hiểm và cẩn thận vì cô phải ngồi hoàn toàn yên tĩnh hàng giờ để tránh bị phát hiện. Sau khi trở nên nổi tiếng ở Odessa và Moldova, Pavlichenko chuyển đến Crimea để chiến đấu trong trận Sevastopol.

Danh tiếng khiến cô nhận được nhiều nhiệm vụ nguy hiểm hơn. Nhiều lần, cô mặt đối mặt với xạ thủ bắn tỉa của kẻ thù. Tờ Smithsonian viết rằng cô đã đấu tay đôi và giết chết tổng cộng 36 tay súng bắn tỉa trong những trường hợp như vậy.

"Đó là một trong những trải nghiệm căng thẳng nhất trong cuộc đời tôi", Pavlichenko nói.

Cô chiến đấu tại Stevastopol trong 8 tháng. Và tại đây, nữ xạ thủ nhận được lời khen của Hồng Quân và được thăng cấp.

Pavlichenko cũng bị thương nhiều lần khi ra trận. Nhưng cô chỉ rút lui khi một lần bị mảnh bom bắn vào mặt.

Cô dần trở thành nhân vật chính trong các bản tin tuyên truyền trong nước của Hồng Quân và của quân đội Đức. Người Đức thậm chí còn nói về cô qua loa phóng thanh, đề nghị cung cấp các tiện nghi nếu cô gia nhập hàng ngũ của họ.

Pavlichenko sau đó trở thành người hướng dẫn bắn tỉa và được mời đến Nhà Trắng.

Cô trở thành người lính Xô viết đầu tiên đến thăm Nhà Trắng, nơi cô gặp Tổng thống Mỹ lúc đó Franklin Roosevelt và phu nhân Eleanor Roosevelt.

Pavlichenko là người lính Xô viết đầu tiên đến thăm Nhà Trắng.
Pavlichenko là người lính Xô viết đầu tiên đến thăm Nhà Trắng.

Pavlichenko là một trong 2.000 nữ xạ thủ bắn tỉa chiến đấu cho Hồng Quân trong Thế chiến II, và một trong 500 người sống sót.

Sau chiến tranh, Pavlichenko trở lại Đại học Kiev để hoàn thành bằng Thạc sĩ của mình.

Vào tháng 4 năm nay, câu chuyện của Pavlichenko sẽ được tái hiện trong một bộ phim mang tên "Trận Sevastopol" ở Nga và "Không thể phá hủy" ở Ukraine.

Bộ phim được tài trợ bởi cả Nga và Ukraine và là minh chứng cho sự nghiệp xuất sắc của Pavlichenko.

Cập nhật: 30/03/2018 Theo Dân Việt
  • 2.619