Những nghiên cứu mới vừa khẳng định rằng một loạt phun trào núi lửa mạnh là nguyên nhân gây sự tuyệt chủng của loài khủng long.
Loài khủng long đã tồn tại trên Trái Đất trong gần 160 triệu năm. Xuất hiện vào cuối kỷ Trias, cách đây khoảng 230 triệu năm, chúng đã đột ngột biến mất vào cuối kỷ Creta, hầu như không để lại hậu duệ nào. Sự tuyệt chủng đột ngột này chỉ được giải thích là do một thảm họa lan rộng. Cho tới nay, người ta cho rằng nguyên nhân chính do một thiên thạch rơi ở vịnh Mexico làm rối loạn khí hậu toàn cầu.
Cuộc điều tra lại được thực hiện lần này trên cao nguyên Dekkhan, Ấn Độ. Khu vực này được các nhà núi lửa học biết rất rõ: nó được cấu tạo bởi những lớp dung nham xếp chồng lên nhau, bằng chứng của một giai đoạn núi lửa hoạt động đặc biệt, còn được gọi là trapps (từ gốc tiếng Thụy Điển có nghĩa là nấc thang).
(Ảnh minh họa: Linternaute) |
Để tìm hiểu rõ hơn, các nhà địa chất đã nghiên cứu chi tiết những dòng chảy dung nham này cùng với các hóa thạch ở bên trong. Họ phát hiện trong dòng chảy dung nham cuối cùng hóa thạch của loài khủng long xuất hiên sau vụ tuyệt chủng ồ ạt trong kỷ Creta và ước tính thời điểm xảy ra vụ phun trào cuối cùng là cách đây khoảng 28.000 năm sau vụ tuyệt chủng này.
Theo các nhà nghiên cứu, chính loạt phun trào này là nguyên nhân gây sự biến mất của loài khủng long. Sức mạnh của những đợt phun trào này đã phun ra một sồ lượng lớn chất khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển, làm thay đổi khí hậu khiến đa số các động vật sống vào thời ấy bị tuyệt chủng.
Các nhà nghiên cứu cũng giải thích rằng những động vật mới đã kịp thời xuất hiện, vì các đợt phun trào liên tiếp đã làm thay đổi khí hậu. Chính sự phục hồi chậm này không “ăn khớp” với giả thiết về thiên thạch.