Ốc chỉ sử dụng 2 tế bào thần kinh để đưa ra quyết định

  •  
  • 2.206

Phát hiện mới này của các nhà khoa học nước Anh hứa hẹn sẽ mở ra bước nhảy vọt lớn trong việc chế tạo não bộ robot tối giản nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất cao nhất.

Nếu não bộ con người phải huy động tới hàng triệu tế bào não để suy nghĩ về một quyết định thì loài ốc thực sự chỉ cần hai tế bào não để làm điều đó.

Loài ốc thực sự chỉ cần hai tế bào não để suy nghĩ.
Loài ốc thực sự chỉ cần hai tế bào não để suy nghĩ.

Theo ScienceDaily, các nhà nghiên cứu đến từ ĐH. Sussex, Vương quốc Anh đã khám phá ra bí ẩn khá bất ngờ trên. Họ phát hiện thấy một mạch điều khiển, chia tách thành hai nơ-ron thần kinh khác nhau, và được kích hoạt khi loài ốc nước ngọt quyết định di chuyển theo một hướng nào đó.

Trước đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng điện cực để đo hoạt động của não bộ loài ốc trong quá trình chúng đi tìm kiếm thức ăn là rau diếp.

Nhóm nghiên cứu cho biết, có hai loại tế bào thần kinh (nơ-ron) được kích hoạt trong não của loài ốc nước ngọt. Một là loại nơ-ron điều khiển cho phép não bộ có thể xác định nguồn thức ăn hiện đang có. Trong khi đó, loại nơ-ron còn lại sẽ gửi tín hiệu kích thích não bộ - ví dụ như tạo cảm giác no hoặc đói.

Có hai loại tế bào thần kinh (nơ-ron) được kích hoạt trong não của loài ốc nước ngọt.
Có hai loại tế bào thần kinh (nơ-ron) được kích hoạt trong não của loài ốc nước ngọt.

Khi không phát hiện thấy thức ăn, hệ thống thần kinh sẽ điều khiển và chỉ huy hướng di chuyển để tiết kiệm năng lượng nhất có thể.

Thực tế, việc đưa ra quyết định của một loài vật cần dựa trên nhiều yếu tố cả về môi trường bên ngoài lẫn yếu tố bên trong, ví dụ như tế bào thần kinh.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư George Kemenes, từ ĐH. Sussex, cho biết: "Những hoạt động xảy ra trong não bộ con người khi tiến hành một quyết định, cư xử phức tạp thật khó để nắm bắt".

"Nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên cho thấy, chỉ với hai nơ-ron thần kinh, não của loài vật có thể sản sinh cơ chế thúc đẩy và tối ưu hóa quá trình đưa ra các quyết định phức tạp. Những phát hiện của chúng tôi sẽ giúp các nhà khoa học có thể xác định nhiều hệ thống lõi tế bào thần kinh khác nhau, qua đó tạo cơ sở cho việc ra các quyết định tương tự", Kemenes nói thêm.

 Việc đưa ra quyết định của một loài vật cần dựa trên nhiều yếu tố cả về môi trường bên ngoài lẫn yếu tố bên trong.
Việc đưa ra quyết định của một loài vật cần dựa trên nhiều yếu tố cả về môi trường bên ngoài lẫn yếu tố bên trong.

Bên cạnh đó, Kemenes cũng tin tưởng rằng, phát hiện của nhóm nghiên cứu sẽ mở ra một hướng phát triển mới trên robot.

Trong tương lai, não bộ của robot có thể không cần những kết cấu cao siêu nhưng vẫn đủ khả năng để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp.

Được biết, nghiên cứu trên của các nhà khoa học đến từ ĐH. Sussex đã được đăng tải trên tạp chí Nature Communications.

Cập nhật: 09/06/2016 Theo vnreview
  • 2.206