Odobenocetops: Loài cá voi kỳ lạ có cặp ngà bên dài bên ngắn

  •  
  • 364

Odobenocetops là một chi tuyệt chủng của nhóm cá voi có răng. Hóa thạch của chúng được phát hiện ở Peru và Chile, nằm trong tầng địa chất thuộc kỷ Neogene.

Trong hành trình dài tiến hóa của các loài cá voi thay đổi từ môi trường sống trên cạn xuống đời sống thủy sinh, nhiều loài động vật kỳ lạ trong bộ Cetacean đã xuất hiện. Mặc dù chúng đã biến mất từ lâu trong dòng chảy tiến hóa của sự sống, nhưng chúng ta biết tới chúng thông qua sự hiện diện của những hóa thạch được phát hiện. Và cá voi Odobenocetops là một trong số những loài động vật kỳ lạ xuất hiện trong dòng chảy tiến hóa của loài cá voi.

Odobenocetops là một chi tuyệt chủng của nhóm cá voi có răng
Odobenocetops là một chi tuyệt chủng của nhóm cá voi có răng.

So với hầu hết các thành viên trọng bộ Cetacean như cá heo, cá voi sát thủ, cá voi xanh... Odobenocetops có một ngoại hình tương đối khác biệt, thay vào đó, nhìn chúng giống với những con bò biển và lợn biển hơn.

Hóa thạch của cá voi Odobenocetops chủ yếu được tìm thấy ở tầng Miocene - Pliocene. Môi trường sống của chúng phân bố ở Peru và vùng biển Nam Mỹ gần đó. Cho tới nay, giới cổ sinh vật học mới khám phá được hai loài Odobenocetops: O.peruvianus và O.leptodon.

Odobenocetops là một chi động vật có vú thuộc bộ cá voi đã bị tuyệt chủng trước thế Thượng Tân (cách đây 2.58-5.333 triệu năm). Mặc dù thuộc gia đình cá voi nhưng chúng khá nhỏ. Các mẫu hóa thạch được tìm thấy từ trước cho đến nay đều cho thấy chiều dài cơ thể tối đa của loài này là khoảng 2,1-2,2 mét, và trọng lượng dao động từ 155-650kg.

Giống như các loài cá voi và bò biển hiện đại, các chi sau của loài Odobenocetops cũng bị thoái hóa và hoàn toàn biến mất, thay vào đó chúng chỉ để lại những dấu vết nhỏ về sự tồn tại của chân sau trong cấu trúc xương được kết nối với cột sống ẩn trong cơ thể.

So sánh kích thước của cá voi Odobenocetops với người trưởng thành.
So sánh kích thước của cá voi Odobenocetops với người trưởng thành.

Chân trước và vây đuôi của chúng tương tự như hầu hết các loài cá heo với cấu trúc phẳng, nhưng lá đuôi của vây đuôi tương đối rộng và gần giống hình quạt, đặc điểm này của chúng khá giống với loài kỳ lần biển. Ngoài ra loài cá voi kỳ lạ này cũng không có vây lưng như các loài trong bộ Cetacean, bởi môi trường sống của chúng không đòi hỏi phải bơi nước rút với tốc độ cao.

Hóa thạch cá voi Odobenocetops.
Hóa thạch cá voi Odobenocetops.

Hoàn toàn khác với cơ thể hoàn hảo hình ngư lôi mà nhiều loài trong bộ Cetacean đã tiến hóa để thích nghi với việc bơi tốc độ cao, loài Odobenocetops có cơ thể ngắn và dày, chúng có lớp mỡ dày dưới da và phát triển để phù hợp với việc bơi chậm ở vùng nước nông.

Bằng cách kết hợp phương thức sinh tồn của hầu hết các loài cá voi có răng hiện nay, các nhà khoa học suy đoán rằng cá voi Odobenocetops cũng là một loài động vật có tập tính xã hội điển hình và có những hành vi xã hội nhất định.

Ngoài ra, chúng còn có những đặc điểm rất khác lạ khi so sánh với những loài cá voi, cá heo hiện đại. Miệng của chúng rộng hơn và hướng xuống dưới, giúp chúng dễ dàng hút thức ăn bằng miệng và dễ dàng sử dụng những chiếc răng nanh dài của mình để đào những sinh vật ẩn dưới lớp sỏi của vùng biển nông.

Chúng có những đặc điểm rất khác lạ khi so sánh với những loài cá voi, cá heo hiện đại.
Chúng có những đặc điểm rất khác lạ khi so sánh với những loài cá voi, cá heo hiện đại.

Không giống như nhiều loài cetaceans có khớp cổ rất cứng, khớp cổ của loài Odobenocetops lại linh hoạt hơn và có thể đạt phạm vi xoay 90 độ. Điều này giúp cho chúng có thể phát hiện ra động thái của các vùng nước xung quanh và dễ dàng điều chỉnh hướng của nanh thăm dò bằng cách ngoẹo đầu khi kiếm ăn.

So với tất cả các loài cá voi hiện đại, sự khác biệt rõ ràng nhất giữa chúng là vị trí của lỗ mũi. Mặc dù lỗ mũi của Odobenocetops cũng có cấu trúc lỗ phun, nhưng vị trí của nó nằm gần phía trước của đầu thay vì trung tâm của đầu như các loài cetaceans.

Khi các loài cetaceans dần thích nghi với môi trường biển, lỗ mũi của chúng liên tục được di chuyển từ vị trí ở phía trước mõm lên đỉnh đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bơi và hô hấp dưới biển. Nhưng vị trí lỗ mũi của cá voi Odobenocetops cho thấy chúng là một loài cá voi tương đối nguyên thủy, và vẫn giữ được nhiều đặc điểm ban đầu của tổ tiên chúng.

Lỗ mũi của Odobenocetops nằm gần phía trước của đầu thay vì trung tâm của đầu như các loài cetaceans.
Lỗ mũi của Odobenocetops nằm gần phía trước của đầu thay vì trung tâm của đầu như các loài cetaceans.

Chúng là một trong những phân loài đầu tiên của bộ cá voi với đặc điểm đặc biệt nhất là cặp ngà không đồng đều ở con đực, một bên thường dài hơn bên kia rất nhiều, có thể dài đến hơn 1,2 m trong khi bên còn lại chỉ tầm 25 cm. Còn con cái thì có cặp ngà dài bằng nhau. Chúng có hình dạng giống bò biển kết hợp với cặp ngà của sư tử biển.

Không giống như các loài cá heo hiện đại, hàm trên của cá voi Odobenocetops không có răng, và vị trí của hốc mắt gần với đỉnh ở hai bên hộp sọ hơn.

Trên hộp sọ của cá voi Odobenocetops, các nhà khoa học cũng tìm thấy dấu vết răng cưa với sự hiện diện của túi khí ở xương hàm trước. Từ đó, có thể suy ra rằng chúng có cấu trúc phình ra phía trước giống như hầu hết các loài cá voi hiện đại.

Hàm trên của cá voi Odobenocetops không có răng.
Hàm trên của cá voi Odobenocetops không có răng.

Thông qua nghiên cứu và phân tích hóa thạch, giới cổ sinh vật học phát hiện ra rằng kết cấu của ngà của cá voi Odobenocetops không thực sự cứng như ngà, và nó thực sự dễ dàng bị tổn thương và sứt mẻ, bởi vậy có thể loại trừ được khả năng cặp ngà này được dùng để làm vũ khí tấn công giống như ở loài hải tượng.

Nghiên cứu sâu hơn cho thấy bên trong những chiếc ngà này có rất nhiều lỗ nhỏ và cấu trúc tổ ong, cho thấy chúng được bao phủ bởi các mạng lưới thần kinh dày đặc và phức tạp. Do đó, giới nghiên cứu suy đoán rằng cặp ngà này có chức năng như một cơ quan cảm giác nhạy bén và rất có khả năng cá voi manatee sẽ sử dụng cặp ngà này để làm "máy dò" trong quá trình tìm kiếm con mồi.

Những con đực sở hữu cặp ngà có chiều dài không đối xứng.
Những con đực sở hữu cặp ngà có chiều dài không đối xứng.

Chúng dùng cặp ngà để tìm kiếm thức ăn hoặc như một cơ quan cảm giác của kì lân biển ngày nay, con đực thường dùng bên ngà dài của mình để đánh nhau và tán tỉnh con cái trong mùa giao phối.

Điều đáng ngạc nhiên là những con đực sở hữu cặp ngà có chiều dài không đối xứng. Chiếc ngà bên phải của những con đực có thể dài tới 1,2 mét trong khi bên trái chỉ dài khoảng 25 cm. Còn con cái thì có cặp ngà dài bằng nhau. Từ đó có thể suy đoán rằng chức năng của cặp ngà này ngoài việc được sử dụng như một "máy dò" thức ăn thì nó cũng có chức năng tạo sự khác biệt giữa con đực và con cái, nhưng con đực sẽ sử dụng chiếc ngà dài của mình để tán tỉnh những con cái trong mùa giao phối.

Cập nhật: 07/09/2020 Theo Trí Thức Trẻ
  • 364