Nhà khoa học tin rằng nếu phiến đá được chứng minh thật sự là bản đồ, nó sẽ là thứ "độc nhất", "không có cái tương tự".
Theo Science Alert, các nhà khảo cổ Đan Mạch có thể đã phát hiện ra một trong những tấm bản đổ đầu tiên của thế giới loài người, cổ nhất từng được biết đến. Phiến đá 5.000 năm tuổi dường như dùng để mô tả các con đường mòn và cánh đồng, hàng rào.
Phiến đá nhỏ, ngang chỉ 5cm này được cho là xuất hiện từ năm 2700 - 2900 trước Công nguyên. Đây là một vật cổ trong nhiều hiện vật được phát hiện trên đảo Bornholm ở Biển Baltic.
Thực tế, nhóm nghiên cứu Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch cho biết phiến đá đã bị làm vỡ trong một trong những nghi lễ thờ cúng Mặt trời thực hiện bởi người nông dân thời kỳ đồ đá. Người ta mới tìm ra được hai mảnh, mảnh còn lại của phiến đá vẫn mất tích.
Hình ảnh của phiến đá nhỏ được cho là một trong những tấm bản đồ sơ khai nhất của lịch sử loài người - (Ảnh: Bornholms Museum).
Một người thuộc nhóm các nhà nghiên cứu, Flemming Kaul, nói với tờ The Local về các hình trên mặt đá: "Đây không phải vết trầy xước do tai nạn... Một số dòng có thể là hình vẽ cây ngô hay lá các cây khác".
Kaul tin rằng nếu phiến đá được chứng minh thật sự là bản đồ, nó sẽ là thứ "độc nhất", "không có cái tương tự".
"Chúng tôi đều đồng ý rằng nó trông giống như một số loại bản đồ - không phải là một bản đồ theo nghĩa hiện đại của chúng ta mà là một bản đồ cách điệu. Và tôi có thể thấy một số điểm tương đồng giữa nó với nghệ thuật chạm khắc đá từ dãy Alps, ở miền bắc nước Ý ra đời cùng khoảng thời gian" Kaul giải thích với Tom Metcalfe tại Live Science.
Những công trình có ở khu vực này được cho là xuất hiện khoảng từ năm 3500 trước Công nguyên. Con người đã xây nhà từ gỗ và đá, họ trồng lúa mì, lúa mạch, đậu Hà Lan, lanh để sản xuất vải làm quần áo. Với những cánh đồng và các thợ điêu khắc đá của dĩ vãng đã được chứng minh, các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng các dấu hiện trên đá có thể giải thích là hình vẽ bình thường thể hiện cuộc sống của người dân nơi đây nhưng Kaul và nhóm của ông tin rằng chúng ta đang có bản đồ cổ.
Các đá trước kia đã được tìm thấy cùng khu vực có hình ảnh của mặt trời, tia nắng. Người ta cho rằng thông qua các nghi lễ, dân cư tin họ sẽ được ban phước, đất đai sẽ màu mỡ. Nhưng lần phát hiện này thì khác biệt, di tích đặc biệt này là phức tạp nhất.
Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí khảo cổ học Đan Mạch Skalk và vẫn cần một bên nghiên cứu độc lập khác xác minh lại trước khi chính thức được công nhận là bản đồ như nhóm nghiên cứu Bảo tàng Quốc gia Đan Mạch tuyên bố.