Phát hiện hóa thạch khủng long cùng trứng

  •   3,33
  • 2.715

Hóa thạch của con thằn lằn bay (dực long) cái cùng với trứng của nó đã được các tay săn hóa thạch phát hiện tại Trung Quốc. Tạp chí Science đã có bài viết của các nhà cổ sinh vật học mô tả một số điểm khác biệt về giới tính đối với loài thằn lằn bay. Theo đó, con đực có cái mào và con cái không có.

Thằn lằn bay từng thống trị bầu trời vào thời Trung sinh cách đây 220 - 65 triệu năm. Mặc dù loài này giống khủng long khi tỏ ra nặng nề, chậm chạp trên mặt đất, nhưng thực ra nó không phải là khủng long đúng nghĩa.

Theo BBC, mẫu vật đặc biệt này được cho rằng có từ 160 triệu năm trước, do Junchang Lu và các cộng sự tìm thấy tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Đây là khu vực nổi tiếng với việc phát hiện hóa thạch khủng long thời gian qua. Hóa thạch thuộc về chi Darwinopterus hay theo cách gọi đơn giản của nhóm nghiên cứu là Mrs T. Trạng thái vỏ quả trứng cho thấy, nó đang phát triển tốt lúc Mrs T qua đời. Mrs T dường như đã bị tai nạn, hóa thạch cho thấy, nó bị hỏng ở cẳng tay trái. Các nhà nghiên cứu suy đoán, Mrs T đã rơi xuống từ bầu trời trong một cơn bão hoặc có thể do một núi lửa phun trào, chìm xuống đáy hồ và sau đó được bảo tồn trong trầm tích.

Điểm khác biệt rõ nhất là Mrs T có một khung xương chậu rộng hơn hẳn so với con đực và nó không có dấu vết trên đỉnh hộp sọ để phát triển mào như con đực.

Theo Thanh Niên
  • 3,33
  • 2.715