Phát hiện cá mập ma đáng sợ ngoài khơi bờ biển New Zealand

  •  
  • 819

Một con "cá mập ma" con có vẻ ngoài ma quái, cực kỳ hiếm đã xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển phía đông của New Zealand.

Chimaera hay còn gọi là cá mập ma hiếm khi xuất hiện trước mắt con người và cũng rất khó để phát hiện. Lần xuất hiện hiếm hoi này khiến các nhà khoa học đặc biệt quan tâm.

Cá mập Chimaera.
Cá mập Chimaera.

Chimaera, có họ hàng với cá mập và cá đuối, cá mập ma tách khỏi các chi này cách đây 300 triệu năm. Con cá mập có ngoại hình kỳ dị, đôi mắt của nó cụp lại, trông như thể được khâu lại với nhau. Các nhà khoa học phát hiện ra chimaera khi đang thực hiện cuộc khảo sát về loài cá xám xanh ở Australia.

Sinh vật có vẻ ngoài gần như trong suốt, khá đáng sợ sinh sống ở độ sâu 1.200 mét tại Chatham Rise, khu vực dưới đáy biển phía đông New Zealand. Theo các chuyên gia đây là một phát hiện "đáng kinh ngạc".

Brit Finucci, Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia (NIWA) New Zealand cho biết: "Con cá mập ma mới nở gần đây, bụng của nó vẫn còn lòng đỏ trứng. Điều đó thật đáng kinh ngạc. Hầu hết mẫu vật phát hiện về cá mập ma trước đây là những con trưởng thành. Chúng tôi có rất ít thông tin về cá mập ma sơ sinh, trẻ tuổi".

Loài cá mập này sống ở sâu dưới đại dương và tránh ánh sáng mặt trời.
Loài cá mập này sống ở sâu dưới đại dương và tránh ánh sáng mặt trời.

Chimaera thường sống ở vùng nước sâu lạnh giá, lên đến 2,6km, xung quanh New Zealand và đông Australia. Do đặc tính sống ở sâu dưới đại dương và tránh ánh sáng mặt trời nên các nhà khoa học gọi chúng là ma. Con trưởng thành có thể dài đến 2 mét và tuổi thọ lên đến 30 năm.

Cá mập ma có lợi nhưng không có răng, dùng để nhai các loại thức ăn như nhuyễn thể, sâu bọ. Chúng chỉ có sụn chứ không có xương. Con cái đẻ những túi trứng to, dài và được bảo vệ bởi lớp sừng. Đặc biệt bộ phận sinh dục của con đực đặt ở phần đầu và có thể thu gọn lại, gọi là "xúc tu". 

Chúng là những vận động viên bơi lội kém, yếu ớt với cái đầu lớn không thay đổi nhiều trong hàng triệu năm.

Cập nhật: 18/02/2022 Theo infonet
  • 819