Phát hiện dạng vàng mới ở trung tâm Trái đất

  •   3,65
  • 2.435

Phát hiện mới này dự kiến ​​sẽ tác động đến nhiều thí nghiệm hiện tại sử dụng vàng làm tiêu chuẩn.

Một nhóm các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore và Viện khoa học Carnegie đã tìm ra 2 dạng cấu trúc phân tử vàng hoàn toàn mới trong khi nghiên cứu sự biến đổi của kim loại quý trong điều kiện khắc nghiệt.

Với điều kiện khắc nghiệt ở trung tâm Trái đất, các nhà khoa học phát hiện loại vàng mới.
Với điều kiện khắc nghiệt ở trung tâm Trái đất, các nhà khoa học phát hiện loại vàng mới.

Sử dụng tia laser cực mạnh, các nhà khoa học đã nhanh chóng nung nóng một khối vàng đến nhiệt độ cực cao, đồng thời chịu được lực nén với mức áp suất đạt tới 322 gigapascal - tương tự như lõi Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra khi vàng tiếp xúc với quá trình nén và nóng lên nhanh chóng, nó hoạt động khác đi, thay đổi cấu trúc khối tập trung bề mặt, trong đó các nguyên tử nằm ở "các mặt" của khối phân tử, thành khối lập phương ở giữa. Trong đó các nguyên tử nhận áp lực vào trung tâm của khối lập phương, vào khoảng 220 gigapascal. Khi mức áp suất đạt gần 330 gigapascal, được tìm thấy ở trung tâm Trái Đất, vàng biến thành chất lỏng.

Hai hình thức mới này mâu thuẫn với niềm tin phổ biến rằng vàng duy trì cấu trúc của nó dưới áp lực khắc nghiệt, đã tìm thấy việc sử dụng trong các thí nghiệm áp suất khác nhau sử dụng vàng làm tiêu chuẩn.

Kết quả của thí nghiệm này cho thấy kim loại duy trì sự ổn định trong cấu trúc phân tử của nó chỉ dưới sự tăng áp suất dần dần và dưới nhiệt độ bình thường.

Cập nhật: 06/08/2019 Theo Dân Trí
  • 3,65
  • 2.435