Phát hiện hài cốt "ma cà rồng" thời Trung cổ

  •   3,25
  • 8.291

Các nhà khảo cổ học ở Bulgaria vừa đào bới được 2 bộ xương “ma cà rồng” thời Trung cổ với những thanh sắt đâm xuyên ngực nhằm tránh cho chúng biến thành "người không chết".

Theo tờ Daily Mail, các bộ xương tình nghi của ma cà rồng được xác định khoảng 800 năm tuổi. Chúng được phát hiện trong một cuộc đào bới khảo cổ gần một tu viện ở thị trấn Sozopol bên bờ Hắc hải của Bulgaria.

Các nhà khảo cổ học ở Bulgaria đào bới được 2 bộ xương “ma cà rồng” khoảng 800 năm tuổi gần một tu viện ở thị trấn Sozopol.

Các nhà khảo cổ học ở Bulgaria đào bới được 2 bộ xương “ma cà rồng” khoảng 800 năm tuổi gần một tu viện ở thị trấn Sozopol.
Các nhà khảo cổ học ở Bulgaria đào bới được 2 bộ xương “ma
cà rồng”
khoảng 800 năm tuổi gần một tu viện ở thị trấn Sozopol.

Bozhidar Dimitrov - giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Bulgaria - cho hay: “Các bộ xương có thanh sắt cắm xuyên ngực thể hiện một tập tục phổ biến ở một số ngôi làng Bulgaria cho mãi tới thập niên đầu tiên của thế kỷ 20”.

Theo niềm tin của đám đông người ngoại đạo, những người bị coi là kẻ xấu khi còn sống có thể biến thành ma cà rồng sau khi chết, trừ khi thi thể bị đâm bằng thanh sắt hoặc gỗ vào ngực trước khi chôn cất. Người ta tin rằng, các thanh sắt hoặc gỗ sẽ ghim chặt kẻ xấu xuống mộ, ngăn chặn họ thức tỉnh vào lúc nửa đêm và đe dọa những người còn sống.

Theo nhà sử học Dimitrov, các chuyên gia khảo cổ đã phát hiện được tổng cộng hơn 100 hài cốt “ma cà rồng” bị đâm xuyên ngực trên khắp đất nước Bulgaria trong nhiều năm qua. Những “ma cà rồng” này thường là các quý tộc và giáo sĩ.

“Điều gây tò mò là trong số đó không có phụ nữ. Người Trung cổ không sợ phù thủy”, ông Dimitrov nói thêm.

Tuy nhiên, tháng trước, các nhà nghiên cứu Italia đã phát hiện được cái mà họ tin là hài cốt của một nữ “ma cà rồng” trong một ngôi mộ tập thể ở Venice. Điểm đặc biệt là, hài cốt này được chôn cất với một viên gạch nhét giữa hai hàm nhằm ngăn chặn nữ “ma cà rồng” ăn thịt các nạn nhân của một trận dịch bệnh quét qua thành phố hồi thế kỷ 16.

Matteo Borrini - một nhà nhân loại học đến từ Đại học Florence - nhận định, phát hiện trên hòn đảo nhỏ Lazzaretto Nuovo ở phá Venice là bằng chứng cho thấy niềm tin thời Trung cổ rằng ma cà rồng đứng sau các vụ lây lan dịch bệnh, ví dụ như căn bệnh bí hiểm được mệnh danh là Cái chết Đen (thực chất là bệnh dịch hạch) từng cướp đi sinh mạng của 1/3 dân số châu Âu.

Ông Borrini tuyên bố: “Đây là lần đầu tiên giới khảo cổ học thành công trong việc phục dựng lại nghi lễ yểm bùa một mà ca rồng. Điều này giúp xác thực cách thức ra đời của truyền thuyết về ma cà rồng”.

Cận cảnh một bộ xương "ma cà rồng".
Cận cảnh một bộ xương "ma cà rồng".

Ông Borrini cho rằng, sự xuất hiện liên tiếp của các bệnh dịch tàn phá châu Âu trong những năm từ 1300 - 1700 đã nuôi dưỡng niềm tin về ma cà rồng, chủ yếu là vì thời đó người ta chưa hiểu biết về quá trình mục rữa của xác chết. Khi tái mở các ngôi mộ tập thể, những người đào mộ đôi khi có thể bắt gặp những thi thể sưng phồng lên vì khí gas, tóc vẫn phát triển và máu thì rỉ ra từ miệng xác chết và tin rằng các thây ma này vẫn còn sống.

Vài liệm dùng để che phủ mặt người chết thường bị vi khuẩn trong miệng ăn mục ruỗng, làm lộ răng xác chết và ma cà rồng bị quy là “những kẻ ăn vải liệm”.

Các tài liệu tôn giáo và y tế từ thời Trung cổ còn lưu giữ được có ghi, ma cà rồng hay "người không chết" được tin là gieo rắc bệnh dịch hạch nhằm hút sự sống còn lại của các thi thể cho tới khi nhận được đủ sức mạnh để quay trở lại trần thế một lần nữa. Người Trung cổ tin rằng, để giết được ma cà rồng, bạn cần phải lấy vải liệm khỏi mồm của chúng và đặt vào đó thứ không ăn được như gạch chẳng hạn.

Mặc dù truyền thuyết về các tấm vải liệm hút máu có từ hàng ngàn năm trước nhưng nhân vật ma cà rồng hiện đại chỉ thực sự ra đời trong cuốn tiểu thuyết “Dracula” xuất bản năm 1897 của nhà văn Ireland Bram Stoker, dựa trên các truyện dân gian Đông Âu hồi thế kỷ 18.

Theo Vietnamnet, Dailymail
  • 3,25
  • 8.291