Phát hiện hành tinh lùn Ceres chứa đầy nước

  •   3,85
  • 7.693

Hành tinh lùn Ceres mang đến cho các nhà khoa học rất nhiều ngạc nhiên. Ban đầu là những núi lửa băng cao 2,5 dặm chứa đầy muối, những điểm sáng chói gây bối rối cho các nhà khoa học hàng tháng trời và mới đây nhất là phát hiện hành tinh này chứa đầy nước.

Theo Engadget, hành tinh lùn Ceres có chứa rất nhiều nước bên trong. Tàu thăm dò Dawn tiết lộ rằng tiểu hành tinh này có khoảng 30% nước ở các cực, giải thích cho những ngọn núi lửa băng và những điểm sáng kì lạ các nhà khoa học đã tìm thấy.

Hành tinh lùn Ceres có chứa rất nhiều nước bên trong.
Hành tinh lùn Ceres có chứa rất nhiều nước bên trong.

Sau khi đi vào quỹ đạo khoảng 240 dặm phía trên Ceres, tàu Dawn hướng hệ thống phát hiện neutrino và tia Gamma (GRaND) vào bề mặt hành tinh này. Thiết bị này có thể thu thập lượng nước bằng cách đo sự phân hủy của tia gamma và neutron trong vòng vài mét vuông bề mặt. Điều đó cho đội ngũ thăm dò biết lượng khí hydro gần bề mặt, từ đó họ suy ra lượng nước hiện tại đã bị đóng băng hoặc bị khóa bên trong khoáng chất bề mặt.

Nhìn chung, Ceres có thể chứa 17-30% nước, một tỉ lệ rất lớn, do bán hành tinh này nặng khoảng 1 quintillion tấn (tương đương một triệu nghìn tỷ tấn, hay 10 ^ 18 tấn). Tỉ lệ này suy ra rằng quy mô của nước trên Ceros khoảng 0,2-0,3 quintillion tấn, không ít hơn quá nhiều so với Trái Đất. Hành tinh của chúng ta có khoảng 15 quintillion tấn nước biển, nhưng có đường kính lớn hơn Ceros đến 10 lần.

Ceres có thể chứa 17-30% nước, một tỉ lệ rất lớn, do bán hành tinh này nặng khoảng 1 quintillion tấn.
Ceres có thể chứa 17-30% nước, một tỉ lệ rất lớn, do bán hành tinh này nặng khoảng 1 quintillion tấn.

Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng nước ở dạng lỏng từng chảy bên trong Ceres trong những năm đầu của hệ mặt trời chúng ta. Nhưng khi lạnh hơn, băng trên bề mặt thăng hoa (chuyển trực tiếp từ dạng rắn thành khí) tại đường xích đạo của Ceres, hoặc tan biến vào không gian hoặc tạo thành một bầu không khí rất mỏng. Tuy nhiên, trong các khu vực lạnh hơn ở vĩ độ cao, nước có thể tồn tại trong bề mặt qua hơn 4,5 tỷ năm vòng đời của Ceres.

Hành tinh lùn Ceres

Ceres là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong Hệ Mặt trời và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính ở khoảng giữa sao Mộc và sao Hỏa. Hành tinh lùn này được Giuseppe Piazzi phát hiện vào ngày 1 tháng 1 năm 1801 và được đặt tên theo nữ thần Hy Lạp Ceres – nữ thần của cây cỏ, mùa màng và tình mẫu tử. Trong một nửa thế kỷ nó được cho là hành tinh thứ 8.

Với đường kính khoảng 950km (590 mi), Ceres là vật thể lớn nhất và nặng nhất trong vành đai chính, và chiếm 32% tổng khối lượng vành đai chính. Các quan sát gần đây xác định được nó có dạng hình cầu, không giống như hình dạng bất định của các vật thể nhỏ hơn với lực hấp dẫn yếu hơn. Bề mặt của Ceres có thể là một hỗn hợp của băng nước và các khoáng vật hydratkhác nhau như carbonat và sét. Ceres có biểu hiện phân dị thành lõi đá và manti băng.

Cập nhật: 19/12/2018 Theo vnreview
  • 3,85
  • 7.693