Các nhà khoa học thuộc Đại học Aberdeen, Đại học Glasgow và Trung tâm nghiên cứu môi trường Đại học Scotland đã phát hiện một hóa thạch vi khuẩn sống cách ngày nay khoảng 1,2 tỷ năm trong khối nham thạch ở Scotland.
Hóa thạch vi khuẩn. (Ảnh minh họa Internet)
Phát hiện trên cho thấy việc nồng độ ôxy trên Trái Đất đạt mức đáp ứng nhu cầu tiến hóa của nhân loại có thể xảy ra cách ngày nay khoảng 1,2 tỷ năm, sớm hơn 400 triệu năm so với dự đoán của giới khoa học trước đó.
Phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng giúp giới khoa học giải thích lại tầng khí quyển và thời gian biểu về sự biến hóa của sự sống.
Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích thành phần hóa học đối với khối nham thạch cổ được phát hiện tại khu vực Tây Bắc cao nguyên Scotland phát hiện cách nay khoảng 1,2 tỷ năm một chủng vi khuẩn đã từng xuất hiện tại những khối nham thạch này.
Hơn nữa những vi khuẩn này đã đang tiến hành các phản ứng hóa học phức tạp. Điều này cho thấy hàm lượng ôxy trong môi trường vào thời điểm đó đã ở mức tương đối cao.
Theo các nhà khoa học, kết quả phân tích địa chất cho thấy nồng độ ôxy trong khí quyển sẽ gia tăng tới mức cần thiết để giúp sinh vật phức tạp như con người có thể duy trì sự sống.
Các nhà khoa học cho biết cần phải tiếp tục nghiên cứu để giải thích cụ thể hơn về thời gian biểu tiến hóa của sự sống ngày càng phức tạp cũng như công tác đánh giá phản ứng dây truyền do phát hiện trên tạo ra.