Phát hiện loài người biết chế biến món ăn cách đây 20.000 năm

  •  
  • 1.539

Nghiên cứu mới cho rằng tổ tiên chúng ta có những kỹ năng chế biến món ăn từ rất sớm. Các nhà khoa học Ý đã tìm ra các bằng chứng khảo cổ chứng minh rằng con người đã biết xay bột cách nay 20.000 năm và cũng ngần ấy năm con người đã sử dụng các hạt ngũ cốc trong thực đơn hàng ngày trước khi việc đồng áng trở thành một chuẩn mực trong xã hội.

Ý tưởng rằng “người thợ săn” giữ vai trò chủ đạo trong đời sống của người tiền sử là một định kiến có từ rất sớm. Đó là một suy nghĩ phiến diện, theo Anna Revedin, làm việc tại the Italian Institute of Prehistory and Early History ở Florence, Ý. Dù rằng thịt đóng vai trò chủ lực, cô nói, nhưng thực vật vẫn là món ăn không kém phần quan trọng trong thực đơn hàng ngày của người tiền sử.

Dù rằng thực vật thì không tồn tại lâu như là xương động vật nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những bằng chứng về sự tồn tại từ rất sớm của các công cụ xay bột trong các di chỉ khảo cổ thời tiền sử, những hòn đá được tán nhuyễn như son để làm mực vẽ lên mặt người tiền sử hay vách của hang động.

Đây chính là lý do tại sao nói những phát hiện mới này là rất quan trọng, Revedin nói, nhóm của Revedin đã phát hiện ra dấu vết của tinh bột từ thời tiền sử còn dính lại trên các công cụ xay bột được chôn cất tại 3 di chỉ khảo cổ thời tiền sử, ở thung lũng và đồng bằng của các quốc gia Ý, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà nghiên cứu đã xác định độ tuổi của các cổ vật dựa trên việc xác định tuổi của lớp than carbon được phát hiện cùng với cổ vật. Các mẫu vật cổ nhất được tìm thấy tại một địa điểm khai quật ở Nga, khoảng 32.000 năm tuổi, Revedin và các đồng nghiệp đã báo cáo trực tuyến trong Kỷ yếu của the National Academy of Sciences vào ngày 18/10/2010.

Hiện đây là cổ vật lâu đời nhất mà con người phát hiện ra trên phạm vi Châu Âu và toàn thế giới. Một bằng chứng khác về sự tồn tại của tinh bột cách đây 31.000 năm được các nhà nghiên cứu tìm thấy ở nước ÚC vào năm 1997. Hơn thế nữa, những thông tin này cho phép các nhà nghiên cứu khám phá rằng con người đã biết đưa tinh bột vào thực đơn hàng ngày ít nhất 10.000 năm trước khi nền nông nghiệp chính thức định hình.

Các loại ngũ cốc thời nguyên thủy chủ yếu là rễ, thân và lá của cây dương xỉ và cây cattail, không phải là lúa mì và lúa mạch như hiện nay. Sau khi xay nhuyễn, các đầu bếp đầu rất có thể đã thêm nước và nấu chín lên thành một bánh bột khô hoặc súp, theo Laura Longo, đồng tác giả của nghiên cứu, đến từ Đại học Siena, Ý. Bởi vì phần lớn phụ nữ làm việc thu thập và nấu ăn, Revedin nói, bằng chứng của dụng cụ xay bột cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của phụ nữ trong xã hội người nguyên thủy.

Đây là một phát hiện quan trọng,  theo Lisa Kealhofer, nhà nhân chủng học làm việc tại Đại học Santa Clara, California, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cô cũng cảnh báo rằng từ "bột" là một thuật ngữ không chính xác, bởi vì các loại tinh bột ngũ cốc lại chính là vật liệu mà con người ở thế kỷ 21 thường dùng làm bánh mì. Lisa Kealhofer còn nói do không biết chính xác số lượng tinh bột trong phạm vi xung quanh vị trí khai quật nên rất khó để đảm bảo rằng các hạt này lại không đến từ hoạt động hàng ngày của con người hiện đại và chỉ đơn thuần là dính vào những tảng đá sau khi chôn cất.

Tuy nhiên, Laura Longo cho rằng điều này chắc chắn đã không xảy ra, các loại ngũ cốc đã bị biến dạng, cô nhấn mạnh, và chúng có xu hướng dính xung quanh các bộ phận của những công cụ dùng để xay.

Đối với Ofer Bar-Yosef, nhà khảo cổ học tại Đại học Harvard chuyên về thời kỳ đồ đá, thì ý tưởng rằng con người đã đưa thực vật vào thực đơn hàng ngày cách hiện nay hơn 30.000 năm thì không có gì là lạ cả. Ông nói rằng ông sẽ không ngạc nhiên nếu anh em họ hàng gần gũi nhất của loài người cũng đã từng ăn tươi nuốt sống. "Tôi đặt cược với bạn rằng người Neandertals thậm chí đã phát triển nhiều kỹ thuật sơ chế các loại thực phẩm phức tạp hơn nhiều chứ không riêng gì chế biến thực vật." (Tuy nhiên, bằng chứng mới cho thấy rằng người Neandertals có thể không được thông minh như vậy.)

Theo Steven Kuhn, nhà nhân chủng học, làm việc tại Đại học Arizona ở Tucson, Hoa Kỳ cho rằng điều thật sự lôi cuốn ông không phải là niên đại mà là vị trí cổ vật được phát hiện. Thật ngạc nhiên, khi mà người tiền sử đã thu thập và nghiền các loại thực vật ở miền viễn bắc của Châu Âu trong khi các loài thực vật lại phát triển mạnh ở miền nam Châu Âu với khí hậu ấm áp hơn. Ông cũng cho biết thêm, dù rằng tuổi tác của cổ vật là khá hấp dẫn, bởi vì "đó là một quy luật trong kinh doanh, bất cứ điều gì bạn cho là cổ xưa nhất, sẽ luôn luôn có người đi tìm một cái gì đó thậm chí cổ xưa hơn."

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Hồ Duy Bình 
Địa chỉ: Trung tâm Thông tin Thư viện – Đại học Tiền Giang- số 119, ấp Bắc, phường 5,TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Email: [email protected]

Theo Sciencemag
  • 1.539