Theo các nhà khoa học, module Young của loại kính mới - một chỉ số về độ cứng - là cao hơn gấp đôi thủy tinh oxide thông thường và gần ngang mức của thép và sắt.
Các nhà khoa học đã phát triển được loại thủy tinh cứng gần như thép.
Các nhà khoa học Nhật bản đã phát triển được một loại thủy tinh mới cứng gần như thép. Đây là một bước đột phá có thể dẫn đến việc sản xuất cửa kính và mặt bàn bền hơn.
"Chúng tôi sẽ thiết lập phương pháp để đưa vào sản xuất đại trà vật liệu mới này trong thời gian sớm nhất", phó giáo sư Atsunobu Masuno thuộc Viện Khoa học Công nghiệp (Đại học Tokyo) cho biết, "Chúng tôi đang tìm hướng thương mại hoá kỹ thuật này trong vòng 5 năm tới".
Thủy tinh oxide chứa chủ yếu silic dioxide, với độ cứng được tăng cường bằng cách trộn thêm alumina - còn gọi là oxide nhôm. Nhưng các nhà khoa học đã rất khó có thể tạo ra một dạng kính có chứa một lượng alumina lớn bởi gốc oxide làm kết tủa khi thuỷ tinh tiếp xúc với bình chứa. Alumina là yếu tố chính làm tăng độ bền cho men thủy tinh: tăng độ bền kéo, giảm độ giãn nở nhiệt, tăng độ cứng và tăng khả năng chống ăn mòn hóa học.
Các nhà khoa học đã giải quyết được vấn đề này bằng cách sử dụng một kỹ thuật xử lý không sử dụng bình chứa. Họ sử dụng khí gas để đẩy các thành phần hoá học vào trong không khí nơi chúng được tổng hợp để tạo thành thuỷ tinh. Thủy tinh thu được là không màu, trong suốt và rất cứng, với 50% thành phần là được làm từ nhôm oxide.