Phát hiện một loài dơi mới có giác

  •  
  • 939

Thế giới loài dơi trước đây chỉ có duy nhất một loại chân có giác. Mới đây các nhà khoa học đã khám phá ra loài dơi mới với những bộ phận bám dính hay còn gọi các “giác” được gắn với các móng cái và chân sau, giúp chúng treo lơ lửng và bám vào những lá cây trơn.

Loài dơi mới này có tên khoa học là Myzopoda schliemanni được tìm thấy trong những khu rừng khan ở phía Tây Madagascar, thuộc họ Myzopoda, chỉ sống duy nhất ở Madagascar. Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loài họ hàng của nó là Myzopoda aurita, cũng sống duy nhất trong những khu rừng ẩm phía đông Madagascar.

Cả hai loài này đều được phát hiện trên những cây tán rộng, đặc biệt nhiều trên những cây chuối rẻ quạt. Chúng thường ngủ treo cả này trên những lá cây xanh mượt.

Hiện tại, loài dơi chân có giác này được liệt vào danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng, do chúng là loài duy nhất thuộc họ này và được phân bố có giới hạn trên khắp trái đất. Tuy nhiên, việc phát hiện ra loài mới cho thấy phạm vi phát triển của chúng đã rộng hơn so với trước đây. Điều này cũng giúp khám phá thêm về những loài mới ở khu vực rừng khan thậm chí những khu rừng nhiệt đới bị tàn phá (theo dữ liệu thì hiện Madagascar chỉ còn lại ít hơn 10% là rừng nguyên sinh).

Loài dơi Myzopoda schliemanni được tìm thấy trong những khu rừng khan ở phía Tây Madagascar
Loài dơi Myzopoda schliemanni được tìm thấy trong những khu rừng khan ở phía Tây Madagascar
(Ảnh: LiveScience)

Steven M. Goodman nhà nghiên cứu sinh học thuộc bảo tàng Field và người chỉ đạo nghiên cứu đăng trực tuyến trên tập san Mammalian Biology cho biết “Hiện tại, chúng tôi không lo ngại nhiều về tương lai của loài Myzopoda do chúng có thể sống ở những nơi gần như hoàn toàn bị tàn phá, khác với những gì mà chúng ta biết đến từ các tài liệu. Vì vậy việc nổ lực để bảo tồn chúng có thể được đặt sang một bên”.

Tiến sĩ Goodman và các cộng sự của ông tin rằng do sự tương tự giữa 2 loài Myzopoda nên có thể loài mới này là do tiến hóa từ loài kia, và rất có khả năng chúng được phân bố từ Đông sang Tây.

Madagascar một đảo ngoài khơi bờ biển Đông Châu Phi là nơi mức độ đặc hữu sinh vật và sự đa dạng sinh học cao nhất, cũng là một trong những khu vực đang bị đe dọa nghiêm trọng trên thế giới.

Myzopoda schliemanni
(Ảnh: LiveScience)

Ánh Phượng

Theo Livescience, Sở KH & CN Đồng Nai
  • 939