Chim họa mi và những thông tin cơ bản về loài chim này

Những điều chưa biết về chim họa mi
  •   4,47
  • 27.782

Chim họa mi là một trong những giống chim cảnh được chọn nuôi nhiều nhất, xuất hiện phổ biến trong hầu hết các gia đình chơi chim. Chim họa mi hót hay lại đá giỏi, nhưng rất nhát người, nhất là chim họa mi bổi mới bắt từ rừng về, vì vậy, người nuôi thường mất khoảng 2 – 3 năm mới có thể thuần hóa được 1 con chim…

  • Tên thường gọi: chim họa mi
  • Tên gọi khác: họa mi vàng
  • Tên khoa học: Garrulax canorus
  • Tên tiếng anh: Bunting
  • Ngành: động vật có dây sống
  • Lớp: chim
  • Bộ: sẻ
  • Họ: kim anh
  • Tình trạng bảo tồn: ít quan tâm

Đặc điểm hình dáng và tính cách chim họa mi

Chim họa mi
Chim họa mi có bộ lông không đẹp nhưng đa dạng về màu sắc và có sự khác nhau tương ứng với từng vùng miền.

  • Thân hình cân đối, các bộ phận tương xứng với nhau với đầu bằng, mỏ thẳng và sắc, lông đuôi thẳng và nhiều, chân dài, các móng sắc nhọn
  • Mắt là bộ phận đặc biệt nhất của giống chim họa mi, được giới chơi chim vô cùng quan tâm vì theo họ, khi nhìn vào mắt chim họa mi, ta có thể đoán được con chim đó hiền hay dữ, dạn hay nhát,… Mắt họa mi tương đối tròn, nhỏ nhưng sáng, thường xuyên mở, có cấu tạo đặc biệt: không có lòng trắng mà thay vào đó là nền mắt (nhãn tảy) với nhiều màu sắc khác nhau (như: lục đậu thanh, thiên lam thanh, bạch nhãn thủy, phỉ thúy lục, bảo thạch lục, hoàng kim sa,…), ở giữa nền mắt là đồng tử màu đen tuyền.
  • Bộ lông không đẹp nhưng đa dạng về màu sắc và có sự khác nhau tương ứng với từng vùng miền. Chẳng hạn: chim ở vùng núi cao, lạnh thì lông có màu nhạt hơn, ánh bạc; chim ở vùng thấp, nóng thì lông có màu vàng;… Ngoài ra, chim họa mi ở Lạng Sơn thường có màu lông đậm ánh vàng hoặc hung đỏ, trong khi chim họa mi ở Hà Giang, Điện Biên lại có màu lông nhạt hơn;…
  • Trong môi trường tự nhiên, chim họa mi sống riêng lẻ trên những “lãnh địa riêng”; vì vậy chúng không chấp nhận sự có mặt của những kẻ “lạ mặt” khác, nhất là chim họa mi đực; bản tính rất hiếu thắng, luôn có bản năng tranh giành con mái quyết liệt

Phân biệt chim họa mi trống và chim họa mi mái

  • Chim họa mi mái thường có đầu nhỏ, thân hình mảnh khảnh, chân nhỏ trong khi chim họa mi trống thì vạm vỡ và đầu to hơn
  • Chim họa mi trống thường có vẻ ngoài sặc sỡ và bắt mắt hơn. Ngoài ra, sợi râu đen như râu mèo ở họa mi trống mọc xuôi theo chiều mỏ, trong khi ở họa mi mái lại mọc ngang

Một số lưu ý khi nuôi chim họa mi

Chim họa mi là loài chim rất thích tắm.
Chim họa mi là loài chim rất thích tắm.

  • Chim họa mi mới bắt về thường sợ hãi và nhát người, vì vậy, để tập cho chúng quen dần với điều kiện nuôi nhốt, người nuôi nên phủ áo lồng (có chừa lại một khe hở nhỏ) và treo chim ở nơi yên tĩnh, ít có bóng người qua lại; đồng thời, hé dần khe hở rộng ra để chim ngày một dạn hơn.
  • Mẹo hay cho người mới nuôi là treo một lồng có chim họa mi mái tương đối thuần sống bên cạnh lồng của chim họa mi đực sẽ giúp chúng bớt hoảng sợ và nhanh thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. Bạn cũng có thể thực hiện điều ngược lại nếu muốn thuần chim họa mi mái nhé!
  • Việc chăm sóc chim họa mi cần được thực hiện đều đặn, cố định vào mỗi giờ trong ngày để tạo thói quen tốt cho chim, giúp chúng hình thành những phản xạ có điều kiện phù hợp môi trường nuôi nhốt. Chẳng hạn: sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, rồi treo lồng chim ở một vị trí cố định và tiếp nước, nước uống cho chim cũng vào một giờ cố định,…
  • Để chim họa mi có giọng hót hay và đặc biệt hơn, những dân chơi chim chuyên nghiệp khuyên bạn nên để chúng được thường xuyên giao lưu với con chim khác bằng cách cho chim đi dượt hoặc mua đĩa nhạc có tiếng chim họa mi hót để chim bắt giọng và học hỏi giọng của những con chim khác xung quanh; cách làm này cũng giúp chim nhanh dạn người hơn.
  • Chim họa mi rất thích tắm, chúng có thói quen lấy mỏ gắp lông, mổ lông cho sạch sau mỗi lần tắm xong. Tuy nhiên, nên hạn chế thói quen này lúc chim họa mi thay lông (thường chỉ nên để 2 – 3 ngày mới tắm một lần) vì lúc này, trên thân của chúng sẽ mọc lên rất nhiều lông ống có chứa máu, hành động gắp hay mổ lông sẽ có thể làm hư các lông ống sắp mọc này, khiến lông không mọc lại đều, đẹp, không có lợi cho việc thay lông.

Thức ăn cho chim họa mi

Chim họa mi khá dễ nuôi, thức ăn của chúng chủ yếu là gạo trộn trứng/ cám (tự chế biến) và một ít cào cào, châu chấu, dế hoặc nhộng tằm mỗi ngày là đủ. Tuy nhiên, cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn để chim có sức khỏe tốt nhất, không mắc phải một số bệnh thường gặp. Bạn có thể tham khảo cách tạo nên hỗn hợp thức ăn của chim họa mi được chia sẻ bởi dân chơi có kinh nghiệm chăm họa mi. Cụ thể: Đổ một lon sữa bò tấm (loại 250gr) vào chảo rang vàng – đập khoảng 4 lòng đỏ trứng gà/ vịt vào và trộn đều cùng nhau – rồi mang ra phơi trong khoảng vài giờ cho khô là xong. Hỗn hợp gạo trộn trứng sẽ được dùng làm thức ăn cho chim họa mi ngay sau đó.

Cập nhật: 09/10/2024 Theo thegioidongvat
  • 4,47
  • 27.782